10 điều nên tránh khi đi phỏng vấn xin việc

Các nhà tuyển dụng thường đặt nhiều câu hỏi hóc búa với người ứng tuyển. Vì thế, để tạo ấn tượng tốt cho họ, bạn cần lưu ý 10 điều sau đây.

1. Không biết viết CV

Ngoài những lỗi liên quan đến ngữ pháp và định dạng phông chữ, các nhà tuyển dụng còn khó chịu khi họ không thể tìm thấy các thông cần cần thiết, rõ ràng. Khi xem CV của bạn, họ muốn xem các kỹ năng liên quan chứ không phải mô tả trừu tượng về các đặc điểm tính cách.

Ảnh: Viectotnhat.com.
Ảnh: Viectotnhat.com.

Nếu bạn không muốn nghe câu “Bạn không phải là người phù hợp với chúng tôi!” thì hãy loại bỏ những từ như “hòa đồng”, “chịu được áp lực” và “học hỏi” khỏi sơ yếu lý lịch của bạn. Theo các nhà tuyển dụng, họ đánh giá không cao các CV này vì chúng sáo rỗng, không có ý nghĩa sâu sắc và thường khiến họ khó chịu.

2. Không tìm hiểu thông tin công ty 

Khi một cuộc phỏng vấn bắt đầu, nhiều nhà tuyển dụng hỏi bạn biết gì về công ty. Nếu một người nói rằng họ không có thời gian để tìm hiểu hoặc chỉ tìm kiếm thông tin trên Google ngay trước cuộc phỏng vấn, cơ hội nhận được vào công ty việc làm là rất thấp.

Ảnh: Depositphotos.
Ảnh: Depositphotos.

Việc tìm hiểu thông tin trước khi nhận cuộc gọi phỏng vấn từ nhà tuyển dụng không chỉ giúp bạn tạo được thiện cảm mà còn nó còn tạo ra cho bạn thế chủ động. Bởi lẽ, việc một công ty hay doanh nghiệp nào đó tuyển dụng không hẳn là họ tìm người giỏi mà là tìm người phù hợp.

3. Không đủ năng lực với vị trí ứng tuyển 

Ảnh: iStockPhoto.
Ảnh: iStockPhoto.

Thông thường, bộ phận nhân sự luôn cố gắng tránh những trường hợp người ứng tuyển thiếu kỹ năng cần thiết hoặc ý thức trách nhiệm trong công việc. Một số người tìm việc với sự thờ ơ, thậm chí gửi hồ sơ ứng tuyển một cách ngẫu nhiên với hy vọng có được một công việc tốt hơn.

4. Không thể chứng minh năng lực 

Ảnh: Depositphotos.
Ảnh: Depositphotos.

Nhà tuyển dụng và nhân viên nhân sự không thích khi các ứng viên nói quá nhiều về việc họ muốn làm việc cho một công ty. Các công ty quan tâm đến những người có kỹ năng cụ thể mà họ có thể chứng minh.

5. Nói dối về kỹ năng và năng lực 

63% người tìm việc nói dối trong CV của họ bằng cách thêu dệt kinh nghiệm, thêm nghề không có, ngang nhiên nói dối về kiến ​​thức ngoại ngữ hoặc giấu tuổi thật.

Ảnh: Depositphotos.
Ảnh: Depositphotos.

Nhiều nhà tuyển dụng đánh giá kết quả phỏng vấn của bạn dựa trên cách trả lời các vấn đề mà họ đặt ra. Đối với người có kinh nghiệm, để hiểu rõ bạn rất dễ vì họ chỉ cần đặt một câu hỏi để nhận lại câu trả lời sâu sắc từ bạn hoặc yêu cầu giới thiệu về nơi làm việc trước đây. Nhiều công ty thường kiểm tra mạng xã hội của người ứng tuyển và tìm kiếm dữ liệu để chứng minh trình độ của bạn.

6. Đúng giờ

Một ngày làm việc đối với một người làm nhân sự rất chặt chẽ và mỗi phút đều quý giá. Nếu bạn đến muộn, toàn bộ lịch trình có thể bị gián đoạn. Tuy nhiên, những người thích đến sớm hơn một giờ cũng có thể gây rắc rối. 

Ảnh: Blogspot.
Ảnh: Blogspot.

Cách tốt nhất khi đi phỏng vấn, bạn nên đến trước khung giờ dự kiến khoảng ​​10-15 phút để có thời gian chủ động phòng các trường hợp không may xảy ra. Nhưng nếu kế hoạch của bạn đã thay đổi, hãy lịch sự gọi điện hoặc gửi mail cho nhà tuyển dụng biết trước.

7. Chọn trang phục không phù hợp

Nếu bạn chưa hiểu rõ về văn hóa làm việc của đơn vị ứng tuyển thì cách tốt nhất bạn nên tập trung vào phong cách trung lập. Thay vì mặc quần áo sáng màu, cổ chữ V khoét sâu, váy ngắn và giày cao gót, bạn hãy chọn một trang mục lịch sự và thể hiện được bạn là người nghiêm túc.

Ảnh: Depositphotos.
Ảnh: Depositphotos.

Ngoài ra, về vấn đề gửi ảnh trong CV cũng rất quan trọng. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng thích nhận ra ứng viên ngay khi họ bước vào văn phòng. Vì vậy bạn nên gửi ảnh giống bạn và không có quá nhiều sự chỉnh sửa trong đó.

8. Tỏ thái độ tiêu cực và coi thường quy tắt

Các bộ phận nhân sự không chỉ đánh giá về tính chuyên nghiệp mà còn đánh giá ứng viên về kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm làm việc. Trong cuộc phỏng vấn, tránh phàn nàn về sếp cũ, đồng nghiệp hoặc môi trường làm việc cũ.

Ảnh: Cottonbro.
Ảnh: Cottonbro.

Tiếp theo, hãy lịch sự khi cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian cho bạn bằng cách viết một email ngắn. Việc này phải được thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi phỏng vấn. Bằng cách này, ứng viên sẽ nhận được một số điểm thưởng cho sự lịch sự và nó cũng sẽ giúp họ có cơ hội giới thiệu lại bản thân.

9. Quá đề cao bản thân và năng lực 

Có nhiều trường hợp, người tuyển dụng đề xuất ngay từ ban đầu mong muốn được thăng chức trong buổi phỏng vấn. 

Ảnh: Depositphotos.
Ảnh: Depositphotos.

Cũng có những tình huống người ứng tuyển tự cho bản thân giữ vị trí quan trọng như kiểu, nếu không có họ công ty sẽ mất một nhân tài. Đây là một trong những lý do khiến nhà tuyển dụng loại ngay hồ sơ ứng tuyển của bạn.

10. Tỏ thái độ khi được hỏi những câu hỏi hóc búa

Các nhà tuyển dụng có thể hỏi: “Bạn muốn ở đâu sau 5 năm nữa?” hoặc “Làm thế nào để bạn nhét một con voi vào tủ lạnh?”. Những câu hỏi này không phải để làm bạn tức giận hoặc tìm lý do để từ chối bạn mà để giúp họ tìm hiểu cách bạn phản ứng với những trường hợp không lường trước được. 

Ảnh: Depositphotos.
Ảnh: Depositphotos.

Qua đó, họ có cơ sở đánh giá khả năng sáng tạo của bạn và liệu bạn có phù hợp với môi trường làm việc hay không. Đây là cơ hội tuyệt vời để thể hiện bản thân và nhận thêm điểm từ nhân viên nhân sự.

XUYẾN KIM

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương