Giới siêu giàu bùng nổ nhu cầu sắm siêu du thuyền, máy bay riêng

Chiều nay (28/2), 5 cửa hàng kinh doanh quần áo, mỹ phẩm, gia dụng,... tại khu vực chợ Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp, TP.HCM) bất ngờ bốc cháy dữ dội, một phụ nữ thoát chết nhờ lực lượng PCCC giải cứu.

Bombardier Inc, nhà sản xuất máy bay phản lực của Canada đã cho ra mắt phiên bản máy bay tốc độ cao chuyên chở VIP, Global 5500 với tốc độ 594 dặm/giờ và có khả năng bay liên tục không cần ngừng nghỉ từ Los Angeles tới Moscow.

Có giá bán khoảng 45 triệu USD, chiếc máy bay phản lực đắt giá có thể dễ dàng tiếp đất ngay cả những địa hình khó khăn nhất cũng như có sức chứa khoảng hơn chục hành khách.

f5sr6jbdenczpcml65rirfp4am.jpeg
Một chiếc Global 5500 của Bombardier. Ảnh: Bombardier

Tỷ phú Michael Spencer, người sáng lập tập đoàn NEX Group, đã mua được một chiếc như vậy trong năm nay. Ông là một trong số ít may mắn "tậu" được chiếc máy bay phản lực mới khi các nhà sản xuất máy bay tư nhân đang vật lộn để đáp ứng nhu cầu cao kỷ lục từ tầng lớp siêu giàu đang ngày càng gia tăng.

Christopher Marich, đồng sáng lập MySky, một nền tảng quản lý trực tuyến dành cho chủ sở hữu máy bay chia sẻ: "Thị trường máy bay đắt tiền nói riêng và tài sản giá trị lớn nói chung đang trở về đúng như vị trí trước kia. Cứ mỗi phi cơ được bán ra thì sẽ có hai hoặc ba người tìm mua các dòng phổ biến".

"Cơn khát" những dòng máy bay phản lực đắt tiền chỉ là ví dụ mới nhất cho thấy sự bùng nổ của nền kinh tế tỷ phú (billionaires economy). Nhu cầu về dinh thự, du thuyền và nhiều bộ sưu tập đã vượt qua cả mức trước đại dịch.

Theo nghiên cứu từ SuperYacht Times, số lượng siêu du thuyền bán ra giữa tháng 10 năm nay tăng khoảng 60% lên đến 523 chiếc so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trong khi đó, giá một số ngôi nhà đắt nhất thế giới đang tăng vọt. Mới đây, nhà đầu tư mạo hiểm Marc Andreessen đã chi 177 triệu USD để mua một bất động sản ở Malibu (California, Mỹ).

khdlb2as5jezhgrtcaxua2uxpq.jpg
Nội thất của Bombardier Global 5500 Business Jet. Ảnh: Bloomberg

Tỷ phú đầu tư người Mỹ Leon Black cũng vừa chi một khoản khiêm tốn hơn 28 triệu USD cho một dinh thự ở một trong những khu phố độc nhất của London.

Paul Welch, người sáng lập MillionPlus.com, một thị trường trực tuyến về bất động sản, du thuyền và máy bay phản lực, cho biết: “Những người thực sự giàu có trên thế giới dường như đang đi du lịch một lần nữa và muốn làm nhiều thứ . “Tôi đã có những người mua bất động sản ở London từ Indonesia, Canada và Hồng Kông tìm mua bất động sản ở London".

Đằng sau những tài sản xa xỉ bậc nhất là các tỷ phú, các "gã khổng lồ" như Ineos, Jim Ratcliffe, Andy Currie and John Reece. Các chủ doanh nghiệp trên đã mua ít nhất hai chiếc máy bay phiên bản Gulfstream jets và một chiếc trực thăng Airbus SE kể từ năm 2020.

Đây cũng là nhóm giàu có hiện sở hữu hơn sáu loại máy bay bao gồm một chiếc Gulfstream G600 có giá niêm yết khoảng 55 triệu USD.

Một phát ngôn viên của Ineos cho biết chiếc máy bay của công ty được tổ chức chặt chẽ là rất quan trọng để giúp ban lãnh đạo cấp cao thực hiện các chuyến du lịch cần thiết trong thời gian đại dịch xảy ra, đồng thời cho biết thêm công ty cố gắng tiến hành hoạt động kinh doanh ở bất cứ đâu có thể.

Trong khi đại dịch thúc đẩy nhu cầu du lịch và giải trí ít tiếp xúc thì động cơ chính của cơn sốt những món đồ chơi xa xỉ chỉ dành cho giới siêu giàu này là giá trị tài sản ròng tăng mạnh.

Theo Bloomberg Billionaires Index, tài sản của 500 người giàu nhất thế giới đã tăng thêm 1.200 tỷ USD trong năm nay đến hết tháng 10, được hỗ trợ bởi thị trường chứng khoán bùng nổ và các ngân hàng trung ương tràn ngập các nền kinh tế bằng tiền mới.

Thị trường chứng khoán bùng nổ cùng với trào lưu đầu tư tiền điện tử, mô hình SPAC hay thậm chí cả những đợt kích thích của các ngân hàng trung ương đã sản sinh ra nhiều tỷ phú hơn trong năm nay.

Những lực lượng như vậy cũng đã sinh ra hàng chục tỷ phú mới trong năm nay, được đúc kết từ các đợt chào bán lần đầu ra công chúng, giao dịch SPAC, tiền điện tử và sáp nhập công ty.

1000x-1-2-1637376541.jpg
Siêu du thuyền Sanlorenzo 57. Ảnh: Sanlorenzo

Với lãi suất dao động gần mức thấp kỷ lục, giới siêu giàu cũng thường chuyển sang tín dụng để tài trợ cho việc mua sắm. Spencer, người đầu tư thông qua văn phòng gia đình IPGL sau thương vụ bán công ty dịch vụ tài chính trị giá 5,5 tỷ USD cho CME Group vào năm 2018.

Theo hồ sơ, tỷ phú Spencer cũng đã vay từ Credit Suisse Group AG để mua chiếc máy bay mới của hãng Bombardier.

Các ngân hàng như Morgan Stanley, Bank of America Corp. và JPMorgan Chase & Co cũng báo cáo các khoản vay mua nhà hay tài sản tăng vọt trong năm nay.

Dư nợ cho vay tại công ty quản lý tài sản của UBS Group AG ở Mỹ đã tăng lên 87,5 tỷ USD trong quý III, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Vivek Kaushal, giám đốc điều hành của Global Jet Capital, công ty chuyên thu xếp tài chính cho các hãng sản xuất máy bay, cho biết hoạt động kinh doanh của công ty ông sắp vượt mức trước đại dịch khi nhu cầu tài chính tăng lên.

Tại Mỹ, thị trường lớn nhất của ngành công nghiệp máy bay phản lực cũng ghi nhận các sáng kiến hỗ trợ thuế cho người mua máy bay.

Chẳng hạn theo luật thuế quốc gia năm 2017, chủ sở hữu sẽ được hoàn thuế đầy đủ tính theo giá trị của máy bay mới. Tại hai khu vực châu Âu và châu Á, nhu cầu mua máy bay phần lớn đến từ các nước đã mở cửa trở lại đường biên giới. Tính trên toàn cầu, số chuyến du lịch bằng máy bay riêng cao hơn 19% so với tháng 10/2019.

Theo các nhà quan sát, nhu cầu bùng nổ mới của giới tài phiệt sẽ có thêm vài lần chạm đỉnh, mặt khác làm sâu sắc thêm khoảng cách giàu nghèo và một lần nữa dấy lên vấn đề đánh thuế tỷ phú ở Mỹ.

Lãi suất đang bắt đầu tăng và Trung Quốc đã chú ý đến những công dân giàu nhất của mình với sự thúc đẩy "thịnh vượng chung" nhằm đảo ngược bất bình đẳng, bằng chứng là chính quyền gây áp lực buộc Chủ tịch Tập đoàn China Evergrande Hui Ka Yan phải tự bỏ tiền túi ra để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ tại nhà phát triển bất động sản gắn bó.

Sự gia tăng trong du lịch bằng máy bay tư nhân cũng đồng thời với việc nâng cao nhận thức về lượng khí thải carbon cực lớn của máy bay trên mỗi hành khách. Theo nghiên cứu do nhóm vận động Giao thông & Môi trường có trụ sở tại Brussels công bố năm nay, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ máy bay tư nhân đang tăng nhanh hơn so với lượng khí thải từ máy bay thương mại.

Các công ty hàng không tư nhân cung cấp các chương trình bù đắp carbon để chống lại những lo ngại về lượng khí thải, với một số hướng đến mục tiêu trung hòa carbon trong thập kỷ này. Máy bay phản lực tư nhân chiếm khoảng 2% tổng lượng khí nhà kính được tạo ra từ việc di chuyển bằng đường hàng không, nhưng mức độ của chúng được thiết lập để tăng lên khi hàng ngũ siêu giàu có ngày càng tăng cường đi máy bay tư nhân.

Marich của MySky nhận định: "Ngày càng nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để mua máy bay. Giới tỷ phú ngày nay đã giàu còn giàu hơn".

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương