Ảnh hiếm về Mã Pì Lèng hơn 50 năm trước

Những tấm ảnh từ thời mở đường Hạnh Phúc qua đèo Mã Pì Lèng (Hà Giang) từ những năm 60 thế kỷ trước

Ảnh do ông Vũ Đắc Điểm - Chỉ huy công trường xây dựng đường Hạnh Phúc chụp. Tư liệu do con trai ông ĐIểm cung cấp cho Bảo tàng Hà Giang. 

Hình ảnh nổ mìn phá đá qua đèo Mã Pì Lèng (ảnh: Vũ Đắc Điểm, tư liệu của con trai ông Điểm)
Hình ảnh nổ mìn phá đá qua đèo Mã Pì Lèng (ảnh: Vũ Đắc Điểm, tư liệu của con trai ông Điểm)
“Đỉnh dốc Mã Pì Lèng – quãng đường gay go nhất của công trường Đồng Văn – Mèo Vạc” – chú thích của ông Vũ Đắc Điểm – Chỉ huy công trường. 
“Đỉnh dốc Mã Pì Lèng – quãng đường gay go nhất của công trường Đồng Văn – Mèo Vạc” – chú thích của ông Vũ Đắc Điểm – Chỉ huy công trường. 
  Riêng đỉnh dốc Mã Pì Lèng, công nhân phải treo mình suốt 11 tháng để phá đá mở đường (Ảnh: Vũ Đắc Điểm)

Riêng đỉnh dốc Mã Pì Lèng, công nhân phải treo mình suốt 11 tháng để phá đá mở đường (Ảnh: Vũ Đắc Điểm)

Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang với 4 huyện vùng cao phía Bắc của Hà Giang bắt đầu khởi công từ ngày 10/9/1959, hoàn thành vào 15/6/1965

Đường dài 185km, do 1300 thanh niên xung phong cùng hơn 1000 dân công thuộc 16 dân tộc Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô... của 8 tỉnh Cao Bắc Lạng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn), Hà Tuyên Thái (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), Hải Hưng, Nam Định tham gia xây dựng.

MN

Không chỉ Mã Pì Lèng: Nhiều công trình “lệch tông” ở các thiên đường du lịch Việt Nam

Không chỉ Mã Pì Lèng: Nhiều công trình “lệch tông” ở các thiên đường du lịch Việt Nam

Khách sạn 7 tầng ở Mã Pì Lèng đang gây tranh cãi không phải công trình duy nhất nằm một cách khó hiểu ở các khu danh thắng, di tích Việt Nam