Bé nhà bạn có bị chậm tăng trưởng chiều cao?

Chậm tăng trưởng, điển hình như chiều cao thấp bé, chậm trưởng thành,... khiến nhiều trẻ vị thành niên cảm thấy tự ti hơn về bản thân.

Cụ thể, các bé gái sẽ không hoặc chậm phát triển ngực, các bé trai sẽ không vỡ giọng khi đến tuổi dậy thì. Việc này khiến trẻ trở nên khác biệt đối với bạn bè cùng lứa tuổi.

Cách nhận biết bé bị chậm tăng trưởng chiều cao

Tăng trưởng chiều cao bình thường theo độ tuổi:

- Thông thường, trẻ mới sinh có chiều cao từ 48 - 52 cm, trung bình là 50 cm.
- Trong năm đầu tiên, trẻ tăng khoảng 20 - 25 cm.
- Năm thứ hai tăng 12 cm.
- Năm thứ ba cao thêm 10 cm.
- Năm tiếp theo tăng 7 cm.
- Từ 4 - 11 tuổi, trẻ tăng trung bình 6 cm mỗi năm.
- Đến tuổi dậy thì, bé gái tăng khoảng 6 - 10 cm mỗi năm. Bé trai tăng từ 6,5 - 11 cm mỗi năm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm tăng trưởng chiều cao.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm tăng trưởng chiều cao.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm tăng trưởng chiều cao:

- Đối với trẻ có cân nặng bình thường sẽ có dáng vẻ mập mạp, mặt "non" hơn so với tuổi.

- Chiều cao không đạt được các cột mốc theo độ tuổi hoặc chiều cao tăng trưởng chậm (<5cm/năm đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên) thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây ra chậm tăng trưởng ở trẻ em

Hiện nay, nhiều phụ huynh khi thấy con có dấu hiệu chậm tăng trưởng chiều cao thường nghĩ ngay là do dinh dưỡng và di truyền. Thực tế, chậm tăng trưởng chiều cao còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra: Thiếu hormone tăng trưởng, suy tuyến giáp, di truyền, bào thai suy dinh dưỡng, hội chứng Down, thiếu máu, các bệnh lý mạn tính, hội chứng Turner, sử dụng thuốc khi mang thai, dinh dưỡng kém/

Cách chữa trị

Cá hồi duy trì chất béo omega-3 tốt cho bé.
Cá hồi duy trì chất béo omega-3 tốt cho bé.

Dinh dưỡng

- Bé nên duy trì bú mẹ hoàn toàn ít nhất là 6 tháng từ lúc mới sinh và kéo dài lâu nhất nếu có thể.

- Nên bổ sung đủ vitamin D từ 1 tháng sau sinh.

- Bắt đầu ăn dặm, bé nên được giới thiệu đa dạng và bổ sung 2 ngày/ tuần thực phẩm giàu kẽm, canxi và vitamin A,B,C. Cha mẹ nên bổ sung canxi từ thực phẩm, không nên tự ý bổ sung thuốc canxi cho bé vì thường không mang kết quả tăng chiều cao so với canxi từ thực phẩm, mà còn có nguy cơ cao gây ra các vấn đề sức khỏe. Dư canxi có thể ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng và có tác dụng ngược lại là làm các bé "lùn" hơn.

- Bé được khuyên ăn đủ 2 ngày cá (hồi/thu/lươn/chép)/ tuần để duy trì chất béo omega-3 tốt cho bé.

- Bé nên có giấc ngủ nguyên đêm. Ví dụ, bé 4 tuổi một ngày nên có 9-10 tiếng/ngủ đêm và 2-3 tiếng/ngủ ngày. Trẻ lớn hơn cần ngủ 8 tiếng mỗi đêm. Điều này sẽ giúp tăng sản xuất hormone tăng trưởng - hormone được giải phóng trong giấc ngủ. 

Cho bé ăn kẹo/chocolate theo quy định hợp lý.
Cho bé ăn kẹo/chocolate theo quy định hợp lý.

- Tốt nhất là không giới thiệu chất ngọt từ đường/kẹo/bánh/socola cho bé. Nếu cho bé ăn, giới hạn 2 thanh kẹo/ngày và tuần quy định chỉ cho bé ăn 3 ngày. Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều đường có liên quan đến sự "lùn" ở các bé.

- Trẻ từ tuổi dậy thì nên duy trì cân nặng phù hợp, đảm bảo rằng trẻ có chế độ ăn uống cân bằng, gồm: Protein, carbohydrate, chất béo và vitamin. Trẻ nên ăn nhiều protein nạc, rau lá xanh và các thực phẩm giàu khoáng chất như calci, kali, kẽm.

Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn nhanh và đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ và đường như: thức ăn nhanh như bánh mì kẹp (burgers), bánh pizza, bánh ngọt, đồ uống có gas, các món chiên rán. Phân bổ thời gian học và nghỉ ngơi cho trẻ hợp lý, tránh để trẻ bị stress, ăn vô thức, dễ làm trẻ dư cân và tích trữ mỡ.

Vận động

Bơi lội vừa phải sẽ phù hợp với phát triển xương cho bé.
Bơi lội vừa phải sẽ phù hợp với phát triển xương cho bé.

- Bé từ 3 tháng - 2 tuổi: Ba mẹ nên ít bế bồng bé khi bé phát triển kỹ năng bò trườn đi lại, dẫn bé đi công viên, chơi 1 số trò chơi ngoài trời.

- Các bé 3 - 4 tuổi, ba mẹ chơi cùng bé các trò chơi vận động não bộ và chiều cao.

- Bé từ 4 - 5 tuổi được khuyên học bơi 2 buổi/tuần và 2 buổi cách nhau 3 ngày, mỗi buổi không quá 45 phút. Khi bé 8 tuổi, có thể tăng 3 buổi/tuần. Mỗi buổi không quá 60 phút. Cường độ như vậy sẽ phù hợp với phát triển xương cho bé và đủ cho thời gian kiến tạo xương mới.

- Tập luyện những môn: 

Đu xà: Đây là bài tập truyền thống mà các bậc cha mẹ thường áp dụng nếu muốn tăng chiều cao cho trẻ. Đu xà cũng giúp kéo dài cột sống - một phần quan trọng nếu muốn cao hơn. 

Tư thế bánh xe giúp bé tăng chiều cao.
Tư thế bánh xe giúp bé tăng chiều cao.

Yoga: Yoga có liên quan đến chiều cao và sự cân bằng cơ thể, vì vậy đây cũng là bài tập lý tưởng dành cho trẻ. Một số tư thế đặc biệt có lợi trong việc giúp trẻ tăng chiều cao. Các tư thế như: Chào mặt trời - khiến toàn bộ cơ thể hoạt động, kéo căng các cơ của cánh tay, lưng, thậm chí cả hai chân trong một chuyển động. Bánh xe - nằm ngửa, đẩy lưng và cơ thể lên bằng cách sử dụng cánh tay và bàn chân, tạo thành chữ U. 

Nhảy dây: Giúp cơ thể phát triển theo chiều dọc bởi toàn bộ cơ thể thẳng đứng khi nhảy. Bài tập này cũng tốt cho trái tim, giúp trẻ khỏe mạnh và năng động hơn.

Bơi lội: Khi bơi tất cả các cơ trên cơ thể đều hoạt động. Bơi cũng giúp giảm chất béo, tăng cường sức khỏe. Bơi lội cũng là một hoạt động rất thú vị - hầu như đứa trẻ nào cũng thích chơi với nước.

Chạy: Giúp xương chân chắc khỏe, làm tăng số lượng hormone tăng trưởng. Bạn có thể cùng chạy với trẻ như một trò chơi thú vị.

AN LY (t/h)

Quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam: Nỗ lực vì sứ mệnh “Để mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày”

Quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam: Nỗ lực vì sứ mệnh “Để mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày”

Năm 2019, Quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục trao tặng hàng triệu ly sữa cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn trên mọi miền đất nước.