Bí quyết để cụ bà Tanzaniailya thọ 123 tuổi

Cụ bà Tanzaniailya 123 tuổi, thọ nhất thế giới nhờ sống lạc quan, lành mạnh và uống nấm sữa kefir. Vậy nấm sữa kefir chứa dinh dưỡng nào tốt cho sức khỏe?

Cụ bà Tanzaniailya thọ 123 tuổi, khỏe mạnh, minh mẫn cho tới ngày cuối cùng của cuộc đời, bà vừa qua đời vào ngày 1.11 vừa qua.

Theo truyền thông Nga, cụ Tanzaniailya Bisembeyeva sinh năm 1896. Gia đình cho biết cụ là một người lạc quan, chăm chỉ, sống lành mạnh, không hút thuốc, chỉ ăn thực phẩm từ thiên nhiên, cụ đã lao động miệt mài trên cánh đồng trong suốt nhiều thập kỷ. Đặc biệt, cụ bà Tanzaniailya uống kefir mỗi ngày - một loại sữa lên men, cụ không phải gặp bác sĩ cho tới năm 100 tuổi. 

Vậy kefir là loại sữa có gì đặc biệt, góp phần giúp cụ bà Tanzaniailya trở thành người phụ nữ lớn tuổi nhất thế giới?

Kefir là thực phẩm lên men lactic nhờ vi khuẩn ưa ấm lactic vừa lên men rượu nhờ nấm men.
Kefir là thực phẩm lên men lactic nhờ vi khuẩn ưa ấm lactic vừa lên men rượu nhờ nấm men.

Kefir là gì?

Nấm sữa kefir hay còn được gọi là nấm tuyết Tây Tạng, nấm Tuyết Liên (ngoài ra nó còn có các tên khác như: men kefir, sữa chua kefir, hạt kefir…). Đây là một loại thực phẩm lên men lactic nhờ vi khuẩn ưa ấm lactic vừa lên men rượu nhờ nấm men, rất giàu Enzim với các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ tiêu hoá.

Nấm sữa Tây Tạng kefir này là một sinh vật sống, ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men rất có lợi cho cơ thể. Sữa nấm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phục hồi những chức năng bị yếu. Nấm kefir có hình dạng như bỏng nẻ gạo, mềm, màu trắng suốt và thơm ngầy ngậy.

Sự khác nhau giữa kefir và sữa chua?

Với hương vị tươi mát và vị chua đặc trưng của những sản phẩm lên men từ sữa mang đến những vi khuẩn có lợi cho người sử dụng, tuy nhiên sữa Kefir và sữa chua vẫn có sự khác biệt nhất định. Trong kefir có chứa: Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter species, và Streptococcus species, đây là những vi khuẩn có lợi mà không có trong sữa chua.

Bên cạnh đó, kefir chứa nhiều men có lợi như Saccharomyces kefir và Torula kefir, 2 loại men này thâm nhập vào màng niêm mạc nơi chứa các vi khuẩn có hại chúng tạo thành một nhóm SWAT loại bỏ các vi khuẩn có hại và tăng cường cho đường ruột.

Nấm men và vi khuẩn có lợi trong kefir cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng.
Nấm men và vi khuẩn có lợi trong kefir cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng.

Nấm men và vi khuẩn có lợi trong kefir cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, đồng thời kích thước hạt sữa của Kefir nhỏ hơn so với sữa chua nên loại nấm tuyết Tây Tạng này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá hơn. Đặc biệt nó rất bổ dưỡng và thích hợp cho trẻ sơ sinh, người già, người thường xuyên mệt mỏi và hay rối loạn tiêu hóa.

Lợi ích tuyệt vời của nấm sữa kefir

– Giúp chữa bệnh tim, tuần hoàn máu, xơ cứng động mạch, thiếu máu, bệnh hô hấp, phổi hen suyễn, làm tan sỏi trong thận và mật, đường tiểu tiện. Lở loét bao tử, lao ruột và thập nhị tràng, tiêu chảy, táo bón.

– Trị mọi trường hợp lở loét.

– Ngừa và trị bệnh huyết áp cao. Làm tan mỡ trong máu, ngăn chặn sự tập trung của tế bào mỡ đặc biệt ở vùng bụng của người lớn nhờ đó giữ được sự cân xứng, tránh mập phệ.

– Ngăn chặn sự bành trướng các tế bào lão hoá, nhờ đó kéo dài được tuổi thọ.

– Thần kinh rối loạn, mất ngủ, kém ăn, chán nản, buồn bã .

– Làm cân bằng lượng đường lactose trong máu, nhờ đó trị được bệnh tiểu đường.

– Mật, yếu gan, đau gan vàng da, trị thận suy.

– Làm tái tạo tế bào tóc, nhờ đó trị được bệnh rụng tóc, giúp tóc mọc nhiều và đen hơn.

– Ung thư nội tạng, phổi, gan, thận, mật, ruột, bao tử, máu ngứa và bệnh ngoài da, trong uống ngoài thoa (rửa sạch và bôi rửa nhiều lần)

– Có đầy đủ chất bổ cho cơ thể.

Trung bình một ngày chỉ nên sử dụng từ 200 – 400 ml sữa kefir.
Trung bình một ngày chỉ nên sử dụng từ 200 – 400 ml sữa kefir.

Thông tin cần biết về nấm sữa kefir

Kefir thường được làm từ sữa bò, ngoài ra có thể được làm bằng sữa dê, cừu, sữa trâu, hoặc thậm chí là sữa đậu nành.

Trung bình một ngày chỉ nên sử dụng từ 200 – 400 ml sữa kefir, nếu ăn quá nửa lít sữa kefir/ ngày và ăn liên tục, có thể làm cho một số người không chịu nổi, nhất là người viêm loét dạ dày, nhạy cảm với chất chua và dễ dẫn đến bệnh béo phì.

Bản thân sữa nấm không làm cho người ăn béo lên, mà nó chỉ làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại được những bệnh tật xâm nhập, từ đó sẽ ăn uống ngon miệng và ngủ tốt.

Các nhà nghiên cứu đã tính ra được thành phần chất dinh dưỡng có trong 175ml kefir bao gồm: 6gr protein, 200mg canxi, khoảng 140 mg phốt pho, 0.33mg vitamin B12, 0.2mg bivoflavin, 7gr cacbonhydrate, 16mg magie, 6gr chất béo và 104 kcal Calo.

AN LY (t/h)

Làm gì với sữa đã bị hỏng?

Làm gì với sữa đã bị hỏng?

Sữa hỏng ư, đừng vội đổ chúng đi, hãy tận dụng chúng theo các cách dưới đây để tránh lãng phí và thải thêm rác thực phẩm ra môi trường.