Bộ Nội Vụ nói gì về việc bỏ “biên chế suốt đời” với viên chức?

Từ 1/7/2020, tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sẽ ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

Thông tin “bỏ biên chế suốt đời” sau khi Luật sửa đổi bổ sung vừa được thông qua gây nhiều chú ý đặc biệt là đối với những công viên chức Nhà nước. Theo ông Nguyên Tư Long, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức viên chức (Bộ Nội vụ), đơn vị xây dựng và trình Chính phủ, Quốc hội dự luật này cho biết, đây là mục tiêu chính sách phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 19 thực hiện hợp đồng có thời hạn với những trường hợp tuyển dụng mới.

Đây là chủ trương xuất phát tử thực trạng cho dù đã có quy định để đánh giá, đào thải đối với đội ngũ công chức, viên chức nhưng dường như từ trước đến nay rất khó làm, khi đã làm trong cơ quan Nhà Nước là hoàn toàn yên tâm.

Ông Nguyễn Tư Long - Phó Vụ trưởng Vụ Công chức viên chức (Bộ Nội vụ)(Ảnh: Trần Thường)
Ông Nguyễn Tư Long - Phó Vụ trưởng Vụ Công chức viên chức (Bộ Nội vụ)(Ảnh: Trần Thường)


Trước khi đưa ra dự thảo trình lên trên, Bộ Nội Vụ đã tính toán các khả năng vướng mắc, khó khăn những tình huống có thể phát sinh và báo cáo với Chính Phủ. Chính phủ trình và xin ý kiến của Quốc hội đã đưa ra 2 phương án khác nhau, đi kèm những phân tích kỹ lưỡng, cụ thể về những điểm được và chưa được đối với nội dung “ký kết hợp đồng xác định thời hạn đối với viên chức được tuyển dụng mới sau 1/7/2020”.

Bên cạnh đó cũng tính đến những bất lợi, giảm thiểu thủ tục hành chính, đồng thời tiếp thu ý kiến của Quốc hội về việc ký lại hợp đồng cho viên chức, đảm bảo không phát sinh tiêu cực. Trong Luật nêu rõ bổ sung kèm với quy định ký kết hợp đồng xác định thời hạn là nếu đơn vị sự nghiệp còn có nhu cầu và viên chức đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật, hoàn thành nhiệm vụ, thì đơn vị bắt buộc phải tiếp tục ký kết hợp đồng với chính viên chức đó chứ không được phép không tiếp tục ký kết để tuyển một người mới.

Ông Long nhấn mạnh “thời hạn chỉ áp dụng với trường hợp tuyển dụng mới sau ngày 01/7/2020 là ngày Luật có hiệu lực”. Như vậy các cán bộ đã tuyển dụng trước thời hạn này vẫn thực hiện quy định hiện hành. Riêng đối với những người đang thực hiện có thời hạn mà có liên quan đến ngày 1//7/2020 có thể tiếp tục ký hợp đồng cho đến khi kết thúc.

Đối với các cán bộ viên chức đảo xa, biên giới được ký hợp đồng không xác định thời hạn, nhằm khuyến khích những người có năng lực về công tác vùng khó khăn.

Cũng theo ông Long, một bộ phận cán bộ không đủ năng lực, phẩm chất duy trì thói quen làm nhà nước, Luật Cán bộ công chức năm 2008 và Luật Viên chức 2010 đã có cơ chế để đào thải. Cứ 2 năm không hoàn thành công việc sẽ bị nghỉ, chính quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Phó Vụ trưởng Vụ Công chức viên chức cũng cho biết đây là một công tác có rất nhiều bất cập trong quá trình xây dựng Luật không thể bao quát hết, luật chỉ đưa ra nguyên tắc còn khi triển khai, Chính phủ và Bộ quản lý cũng cần đưa ra các đánh giá phù hợp. Quan trọng nhất trong của đánh giá cán bộ vẫn là sự công tâm, khách quan của người lãnh đạo quản lý. Chính phủ quan tâm đến 2 vấn đề là loại bỏ công chức thấp kém về năng lực, phẩm chất đồng thời thu hút, tạo sự ổn định cho các cán bộ có chuyên môn, phẩm chất.

Ông Long nhấn mạnh: “Sự phân biệt rõ nhất tính chất hoạt động của công chức với đội ngũ những người lao động nói chung. Công chức là những người làm công việc rất đặc thù, không chỉ đòi hỏi năng lực, trình độ mà cả sự  tận tụy, tính liên tục để bảo đảm các hoạt động hành chính được thông suốt. Vì thế, đặc điểm lớn nhất trong nghề nghiệp của họ là sự ổn định, phải ổn định thì mới làm được những công việc đặc thù này. Cứ hình dung công chức mà nay làm chỗ này, mai làm chỗ khác, hoặc chỗ nào lương cao là đòi chuyển thì nền hành chính chắc không thể ổn định được”.

Thanh Mai

Tạm giam nữ tài xế lái ô tô Mecerdes tông 3 người ở Cầu Giấy, Hà Nội

Tạm giam nữ tài xế lái ô tô Mecerdes tông 3 người ở Cầu Giấy, Hà Nội

Nữ tài xế này phải đối mặt với mức phạt nào?