Bộ Giáo dục chính thức công bố sách giáo khoa lớp 1 mới

Chiều nay 22/11 Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo chính thức công bố Quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chiều nay, ngày 22/11 Bộ Giáo dục và Đào tạo, sẽ tổ chức họp báo chính thức công bố Quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sách mới sẽ được áp dụng trên toàn quốc bắt đầu từ năm học 2020-2021.

Bộ Giáo dục chính thức công bố sách giáo khoa lớp 1 mới

So với sách giáo khoa hiện hành, sách giáo khoa mới có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể là Sách giáo khoa mới chỉ có vai trò tài liệu, không có vai trò thay thế toàn bộ chương trình học như hiện tại. Đặc biệt, sách giáo khoa mới sẽ có vai trò cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh, định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

Cùng với đó, việc xã hội xóa việc xuất bản sách sẽ làm cho các đầu sách sách giáo khoa đa dạng hơn và không còn sản phẩm độc quyền của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam như hiện nay. Số lượng mỗi đầu sách cho mỗi môn học cũng tăng lên, có cạnh tranh và chất lượng cũng được kì vọng là sẽ tốt lên.

Bộ Giáo dục chính thức công bố sách giáo khoa lớp 1 mới

Các sách sẽ được Hội đồng quốc gia thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định các bộ sách đạt thẩm định trước khi được chính thức sử dụng trong các nhà trường.

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân biên soạn sách, các nhà xuất bản tham gia thị trường sách giáo khoa, trình Bộ thẩm định, trước tiên là với sách giáo khoa lớp 1 để triển khai trong năm học tới. 

Kết quả là sau hai vòng thẩm định, có 38/49 bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 ở tất cả 9 môn học/hoạt động giáo dục được đánh giá mức “đạt,” chiếm tỷ lệ 77,7. Các đầu sách chưa đạt yêu cầu sẽ được thẩm định lại vào tháng 12/2019.

LA (t/h)

Vai trò của hứng thú và trải nghiệm trong giáo dục

Vai trò của hứng thú và trải nghiệm trong giáo dục

Các nghiên cứu giáo dục đều rất coi trọng vai trò của hứng thú trong việc học của con trẻ. Nếu không có hứng thú sẽ không có đam mê, sáng tạo.