Bố mẹ ơi, hãy ôm con!

Sự việc đau lòng hai học sinh lớp 10 trường Quốc tế Australia (AIS) nhảy lầu tự vẫn tại nhà vào ngày 15-10 gây bàng hoàng dư luận hai ngày qua.

Trẻ tự vẫn, vì đâu nên nỗi?

"Hãy dành thời gian bên con, nghe con nhiều hơn, hãy ôm con và cho chúng biết các bạn yêu chúng như thế nào" - những dòng xót xa trong bức thư gửi phụ huynh của ông Roderick Crouch - hiệu trưởng nhà trường, như lời cảnh tỉnh đến các bậc cha mẹ.

Cha mẹ bận rộn không dành nhiều thời gian ở bên con cái.
Cha mẹ bận rộn không dành nhiều thời gian ở bên con cái.

Do công việc bận rộn nên các bậc phụ huynh ngày nay không thể dành nhiều thời gian ở bên con cái. Để bù đắp lại cha mẹ thường có xu hướng đáp ứng mọi nhu cầu vật chất cho trẻ, chỉ cần cho trẻ đồ chơi tốt, áo quần đẹp, đưa trẻ học trường điểm là trẻ sẽ trưởng thành. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh quên rằng con cái chỉ có được sự giáo dục tốt chỉ khi có bố mẹ thường xuyên ở bên cạnh.

Sau một năm đưa con chữa tại các phòng khám tâm lý, chị Ngọc Lan (Q.3, TP.HCM) mới ân hận lỗi lầm của mình. Trong thời gian chồng đi làm nghiên cứu sinh ở Nhật, chị lo điều hành việc kinh doanh nên phó mặc việc dạy dỗ bé đầu lòng cho người giúp việc. Chị Lan chia sẻ: “Do giúp việc chỉ cho cháu xem phim hoạt hình nhiều quá nên cháu có hành vi giống như các nhân vật trong phim. Năm nay đã 4 tuổi rồi mà cháu vẫn chưa nói sõi, chậm phát triển so với bạn bè cùng trang lứa”.

Để chữa bệnh cho con, chị Lan đã phải nghỉ việc, dành nhiều thời gian chăm sóc con trai. “Mình chịu khó dẫn con đi chơi, cho cháu tiếp xúc với nhiều người hơn, nói chuyện và lắng nghe con nhiều hơn. Và mình nhận thấy việc chơi với con thật không dễ chút nào. Việc lắng nghe con nói, trả lời các câu hỏi không ngừng nghỉ của con khiến mình cảm thấy rất mệt, nhất là khi căng thẳng vì công việc. Nhưng cũng nhờ vậy mà mình mới nhận ra rằng con cần nói chuyện với ba mẹ biết bao, chơi với con, hòa mình vào thế giới của con thật khó hơn nhiều so với việc bật ti vi lên cho con xem hoặc đưa điện thoại cho con ngồi chơi một mình cả buổi tối”.

Câu hỏi “dành thời gian cho con bao nhiêu là đủ?” dường như không có câu trả lời.
Câu hỏi “dành thời gian cho con bao nhiêu là đủ?” dường như không có câu trả lời.

Câu hỏi “dành thời gian cho con bao nhiêu là đủ?” dường như không có câu trả lời. Mỗi ngày trò chuyện với con, gợi mở để con tâm sự với cha mẹ đôi khi chỉ cần một giờ đồng hồ là đủ. Ngược lại không ít phụ huynh lầm tưởng cứ ở kè kè bên con suốt ngày, đặt con trong tầm mắt của bố mẹ là trẻ sẽ phát triển tốt. Điều mà con trẻ cần đôi khi không phải là vật chất, mà chính sự quan tâm, nâng đỡ về tinh thần đúng lúc của cha mẹ.

Stylist Lê Minh Ngọc, ông bố đơn thân nổi tiếng chia sẻ: "Đừng lấy lý do kiếm tiền mua bỉm sữa cho con, bởi cái con cần toàn thứ không tốn tiền. Những cái ôm, những nụ hôn, hoặc nhiều khi chỉ cần bạn có mặt ở đấy trong tầm mắt của trẻ". Thật vậy, đối với con cái, không có gì bằng được ba mẹ tự tay chăm sóc, dạy dỗ, dành cho con cả bầu trời và những ký ức đẹp đẽ.

Khi cha mẹ bỏ bê con cái, dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường.
Khi cha mẹ bỏ bê con cái, dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường.

Khi cha mẹ bỏ bê con cái, dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường như trẻ tự kỷ, phạm tội hoặc tự vẫn khi còn lứa tuổi thanh thiếu niên.

Rối loạn phổ tự kỷ có tỷ lệ khoảng 1% dân số thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn này, trong số đó có thiếu đi tình thương từ gia đình, bé cảm thấy lạc lõng trong chính ngôi nhà của mẹ, cảm thấy không được ba mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc. Ở nhiều nơi nhất là thành phố, ba mẹ lo lắng cho sự an toàn của con mà thường giữ con quanh quẩn trong nhà, ít giao tiếp giao tiếp với thế giới xung quanh. Bé trở nên nhút nhát khi gặp người lạ, sợ đám đông, nói không trôi chảy, và hình thành thói quen chỉ muốn ở một mình.

Theo PGS.TS Phạm Minh Mục - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, giai đoạn 2000-2007 thực tế số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với thời điểm bảy năm trước đó.

Năm 1958, tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ, nhà tâm lý học Hary Harlow đã có một bài phát biểu nổi tiếng mang tên "Bản chất của tình mẫu tử". "Tình yêu có ba biến: chạm, vận động, vui chơi. Nếu bạn có thể cung cấp ba biến này, bạn có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của sinh trưởng". Bài phát biểu này không chỉ gây sốc cho toàn bộ nước Mỹ, lật đổ phương pháp cung cấp thức ăn và không cần tình thương mà xã hội Mỹ luôn ủng hộ trước đó.

Cha mẹ hãy đồng hành cùng con

Để con phát triển toàn diện phụ huynh cần đồng hành cùng trẻ khám phá cuộc sống.
Để con phát triển toàn diện phụ huynh cần đồng hành cùng trẻ khám phá cuộc sống.

Để con phát triển toàn diện phụ huynh cần đồng hành cùng trẻ khám phá cuộc sống.

Thời gian dành cho con trẻ là vô giá. Tùy vào hoàn cảnh mà bạn có thể chọn việc dành thời gian chất lượng cho con theo cách của bạn. Những việc bạn có thể làm để gần gũi hơn với con là vào bếp và ăn tối cùng nhau, cả nhà rủ nhau dọn dẹp nhà cửa, chơi thể thao cùng con, sắp xếp du lịch cho cả nhà. Khi bên con hãy tập trung vào con, bỏ hết điện thoại, máy tính, công việc sang một bên để lắng nghe con nói, giải đáp thắc mắc của con. 

Chỉ cần nhớ rằng, chúng ta muốn con trẻ có một tuổi thơ hạnh phúc, được yêu thương và quan tâm. Việc chúng ta dành thời gian chất lượng cho con sẽ giúp con thêm tự tin vào bản thân, sống tích cực và trở thành những người lớn hạnh phúc. 

Bạn có thể dạy con biết bao điều lý thú từ những thứ gần gũi xung quanh, chỉ có điều bạn có dành thời gian xứng đáng cho lũ trẻ hay không? 

AN LY (t/h)

Mẹ nên dạy cho con gái cách chăm sóc vùng kín an toàn nhất

Mẹ nên dạy cho con gái cách chăm sóc vùng kín an toàn nhất

Dù là chuyện khó nói nhưng việc dạy con gái cách chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì.