Cách đọc mã vạch đơn giản nhất

Thị trường ngày càng đa dạng với nhiều loại sản phẩm tiêu dùng, vì thế người tiêu dùng phải biết cách đọc mã vạch sản phẩm để có thể xác định được thông tin sản phẩm có đạt chất lượng hay không.

Mã vạch là gì?

Mã vạch (hay còn gọi là UCP code ) là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Mã vạch bao gồm các khoảng trắng và vạch kẻ có cự li và độ dày được mã hóa chính xác đến từng micromet để máy móc có thể đọc được và các chữ số liền kề bên dưới mang thông tin về sản phẩm như: nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng, thông tin sản phẩm, nơi kiểm tra…

Cách đọc mã vạch đơn giản nhất


Mã vạch được sử dụng trên mọi sản phẩm và mỗi sản phẩm chỉ có một mã vạch duy nhất không thay đổi và không thể làm giả. Hiểu được định nghĩa mã vạch và ý nghĩa của các thông tin của nó giúp việc đọc hiểu các hướng dẫn cách đọc mã vạch trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Trong mỗi mã vạch sẽ được chia làm 4 nhóm vạch:

  • Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)
  • Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
  • Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
  • Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra
Cách đọc mã vạch đơn giản nhất

Cách đọc mã vạch chi tiết nhất

Mỗi mã vạch được tạo thành bởi 13 ký số, mặc dù 13 chữ số trong mã vạch không chứa quá nhiều thông tin nhưng nếu nắm được hướng dẫn cách đọc thì cũng đủ để chúng ta có thể nắm được các thông tin cơ bản về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, trôi nổi.

Theo hướng dẫn cách đọc mã vạch, mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải

Mã quốc gia: hai hoặc ba chữ số đầu. Mã quốc gia do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893.

Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu chữ số do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ. Ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên của mình.

Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba chữ số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.

Số cuối cùng là số kiểm tra. Số kiểm tra C là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.

Lấy một mã vạch cụ thể để minh họa cho cách đọc bên trên:

Mã số 893348100106 - C (C là số kiểm tra)

Bước 1 - Xác định nguồn gốc hàng hóa:  

  • 893 là mã số hàng hóa của quốc gia Việt Nam;  

  • 3481 là mã số doanh nghiệp thuộc Việt Nam;

  • 00106 là mã số hàng hóa của doanh nghiệp.  

Bước 2 - Xác định C

  • Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự lẻ bắt đầu được tính từ phải sang trái của dãy mã số (trừ số C), ta có: 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27 (1)

  • Nhân tổng của (1) với 3, ta có: 27 x 3 = 81 (2)     

A - 893 - nhóm 1.     

B - 4602 - nhóm 2.     

D - 00107 - nhóm 3.    

C - 8 - nhóm 4.

Bước 3: Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự chẵn còn lại, ta có :  0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16 (3).

Cộng giá trị (2) với (3), ta có : 81 + 16 = 97 (4)  

Lấy giá trị của (4) làm tròn theo bội số của 10 (tức là 100) sát nhất với giá trị của (4) trừ đi giá trị của (4) ta có: 100 - 97 = 3. Như vậy C = 3.  Trong trường hợp này mã số EAN - VN 13 có mã số hàng hóa đầy đủ là: 893 3481 00106 3

Trong mỗi mã vạch đều hiển thị đầy đủ cả 13 chữ số, bao gồm cả số kiểm tra, phép tính bên trên vừa hướng dẫn là để bạn xem số kiểm tra đã cho có đúng hay không. Nếu số kiểm tra sau khi tính theo công thức mà không ra đúng kết quả thì rất có thể mã vạch đó không đáng tin và bạn nên kiểm tra thật kỹ những yếu tố còn lại rồi hãy quyết định mua hay không.

PV (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương