Đau lòng những người phụ nữ nhiễm HIV vì đổi thân xác để lấy cá

Tập tục "đổi tình lấy cá" diễn ra ở ven hồ Victoria khiến không ít phụ nữ phải đánh đổi thể xác trong nhiều năm.

Tại khu vực hồ Victoria, hoạt động nghề cá chép được phân chia theo giới tính, đàn ông đi đánh cá còn phụ nữ mua cá. Tuy nhiên vì số lượng cá trong hồ suy giảm do đánh bắt quá nhiều kèm theo đó là các vấn đề môi trường mà những người phụ nữ nơi đây lâm vào cảnh khốn đốn.

Những người phụ nữ muốn lấy cá bán phải đánh đổi thân xác.
Những người phụ nữ muốn lấy cá bán phải đánh đổi thân xác.

Muốn lấy được số lượng cá để bán lấy tiền họ phải đánh đổi bằng thân xác, tệ nạn này gọi là “jaboya”. Trên thực tế họ không có lựa chọn nào khác bởi có cá mới có tiền sống. Một bà mẹ 40 tuổi đã có 6 đứa con tại đây cho biết: “"Tôi đưa cho jaboya của tôi một túi nhựa. Anh ta đi đến hồ và mang cá tới cho tôi".

Chính vì tệ nạn này tràn lan nên tỷ lệ nhiễm HIV khu vực hồ Victoria cũng tăng dần theo từng năm bởi những bạn tình của họ không thích dùng bao cao su và họ còn thường xuyên di chuyển từ làng này sang làng khác.

Cô Justine Adhiambo Obura.
Cô Justine Adhiambo Obura.

Justine Adhiambo Obura sinh ra và lớn lên tại vùng đất này. Từ nhỏ, cô đã mong muốn trở thành bác sĩ nhưng vì mang bầu nên mọi ước mơ đều dang dở. Cô có 9 người con và một trong số đó bị khuyết tật, 9 đứa cháu. Cô là nhân viên y tế cộng đồng được trả lương với nhiệm vụ tư vấn cho những người dương tính với HIV.

Trong suốt nhiều năm qua, Justine Adhiambo Obura luôn đấu tranh chống lại tệ nạn “đổi tình lấy cá” và mong muốn thay đổi nó từng ngày từng giờ. Cô nhớ lần đầu tiên bán cá, một người ngư dân từng gạ gẫm và muốn ngủ với cô. Thế nhưng thay vì chấp nhận, cô đã tức giận và nói với anh ta rằng: “Đồ ngu ngốc. Làm sao anh có thể nói với tôi như vậy". Sau đó, cô trò chuyện cùng một tình nguyện viên của Quân đoàn Hòa bình đóng quân gần Bãi biển Nduru vào năm 2010 tên là Dominik Mucklow. Cuộc gặp gỡ này đã thay đổi cuộc sống của Justine Adhiambo Obura. Cô tham gia vào chiến dịch  No Sex For Fish Không lấy tình đổi cá)" và từ năm 2011, cô trở thành người đứng đầu hợp tác xã phụ nữ No Sex For Fish.

Đau lòng những người phụ nữ nhiễm HIV vì đổi thân xác để lấy cá

Dominik Mucklow làm việc với Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển Victoria (VIRED), một tổ chức phi lợi nhuận địa phương. Mucklow thường đến bãi biển Nduru và gặp gỡ những người phụ nữ ở đó. Mucklow đã thuyết phục họ và nói rằng mình sẽ giúp họ có tiền mà không cần phải trao đổi thể xác với ngư dân.

Anh cũng chia sẻ họ sẽ được nhận trợ cấp từ chương trình HIV nước ngoài lớn nhất của chính phủ Mỹ từ hai tổ chức PEPFAR và World Connect. Cả hai đơn vị này đã chi tiền cho tổng số 9 chiếc thuyền thay đổi cuộc sống của nhiều người trong số phụ nữ ở đây. Những người phụ nữ đã được giải thoát khỏi jaboya nhờ vào những chiếc thuyền. Họ có thể mua cá từ thuyền của những người trong hợp tác xã No Sex For Fish.

Nhờ vào No Sex For Fish những người phụ nữ đã không còn lệ thuộc vào tệ nạn cũ. 
Nhờ vào No Sex For Fish những người phụ nữ đã không còn lệ thuộc vào tệ nạn cũ. 
Đau lòng những người phụ nữ nhiễm HIV vì đổi thân xác để lấy cá

Những người đàn ông trong gia đình từng có cảnh ngộ “đổi tình lấy tiền” cảm thấy rất vui vì đã những hành động này, bởi từ thời điểm đó họ không còn phải chứng kiến mẹ, chị gái, vợ hoặc con gái của họ bị cuốn vào tạp tục cũ nữa. Đáng tiếc là dự án án No Sex For Fish bắt đầu gặp trở ngại vào năm 2019 do 3 trong số chiếc thuyền đã quá mục nát và không sử dụng được. Tuy nhiên những người thuộc dự án No Sex For Fish vẫn tin chắc rằng sở hữu thuyền là con đường dẫn đến tương lai tốt đẹp hơn. Bà Fielding-Miller, thuộc tổ chức Captrust chia sẻ: “Sẽ có những cô gái nhỏ nhìn vào Justine và nói: Tôi có thể làm như vậy. Việc có hình mẫu dám làm một thứ hoàn toàn khác sẽ tạo ra tiếng vang qua các thế hệ".

Một nhân viên làm việc tại VIRED cho biết, nếu không sử dụng để đánh cá có thể dùng những chiếc thuyền này là công cụ bắt cá. 

Thanh Mai

Bàn giao thi thể ông Kình về cho gia đình mai táng

Bàn giao thi thể ông Kình về cho gia đình mai táng

Chiều 10/1, thi thể ông Lê Đình Kình đã được đại diện UBND xã Đồng Tâm (Hà Nội) bàn giao cho người thân để mai táng theo phong tục địa phương.