Cách trị mụn cám ở mũi bằng nguyên liệu tự nhiên

Làm thế nào để đối phó với mụn cám? Mời bạn cùng ELLE điểm qua những giải pháp điều trị hiệu quả trong bài viết sau.

Mũi là bộ phận trung tâm của gương mặt, cũng là nơi chứa nhiều bụi bẩn từ môi trường xung quanh. Vệ sinh khu vực này không kỹ có thể dẫn đến việc tích tụ bã nhờn, từ đó hình thành nhân mụn. Và mụn cám ở mũi là một trong những vấn đề cực kỳ rắc rối khiến phái đẹp đau đầu. Mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Tuy nhiên có rất nhiều cách trị mụn , điển hình là một số phương pháp từ thiên nhiên được gợi ý bên dưới.

Bạn có thể sở hữu làn da khoẻ đẹp và loại bỏ mụn cám nhờ những mẹo dưỡng da đơn giản. Ảnh: Pexels. 
Bạn có thể sở hữu làn da khoẻ đẹp và loại bỏ mụn cám nhờ những mẹo dưỡng da đơn giản. Ảnh: Pexels. 

Hỗn hợp trứng gà, cà chua và chanh

Trong trứng gà chứa vitamin A, vitamin B và protein giúp làm sạch sâu, cân bằng độ ẩm và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, vitamin C trong cà chua có thể kích thích quá trình sản xuất collagen làm tăng độ đàn hồi và sự săn chắc cho da. Đồng thời, thành phần trong chanh lại chứa nhiều chất chống ôxy hóa cùng các loại axit citric giúp sát khuẩn ngăn chặn mụn hình thành. Đây là một sự kết hợp vô cùng tuyệt vời giúp loại bỏ mụn cám trên mũi.

Sự kết hợp hoàn hảo từ các cà chua và trứng gà giúp đẩy lùi mụn nhanh chóng. Ảnh: Pexels. 
Sự kết hợp hoàn hảo từ các cà chua và trứng gà giúp đẩy lùi mụn nhanh chóng. Ảnh: Pexels. 

Cách thực hiện:

- Trộn đều lòng trắng trứng gà cùng 3 thìa cà chua xay nhuyễn và 1 thìa nước 
- Rửa sạch vùng da có mụn bằng nước ấm.
- Thoa hỗn hợp lên, mát-xa nhẹ trong vòng 5 phút rồi tiếp tục chờ 30 phút.
- Sau đó, rửa sạch lại với nước. Lưu ý, áp dụng cách 1 ngày 1 lần để đạt hiệu quả cao.

Nha đam giúp da sáng mịn

Gel nha đam được biết đến như là một trong những nguyên liệu dưỡng da phổ biến. Trong nha đam chứa nhiều khoáng chất như canxi, natri, kẽm giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa từ lỗ chân lông. Làm đẹp bằng nguyên liệu này không những giúp trị mụn cám hiệu quả mà còn mang lại làn da mịn màng, tươi sáng nhờ khả năng cấp ẩm tuyệt vời.

Bạn có thể sử dụng nha đam để làm dịu da. Ảnh: Unsplash. 
Bạn có thể sử dụng nha đam để làm dịu da. Ảnh: Unsplash. 

Cách thực hiện:

- Tách bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, sau đó dùng thìa lấy lớp thịt bên trong nha đam
- Chiết lấy riêng phần gel lỏng
- Thoa gel nha đam lên vùng da đang bị mụn, nhẹ nhàng dùng đầu ngón tay massage trong 10 phút
- Cuối cùng, dùng nước mát rửa sạch
- Bạn có thể thực hiện mẹo dưỡng da này mỗi ngày

Mật ong và bơ

Trong mật ong chứa các thành phần amino axit và hydrogen peroxide mang lại khả năng kháng khuẩn cao. Nguyên liệu này giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn ngăn ngừa mụn xuất hiện. Bên cạnh đó, bơ có công dụng giữ ẩm cho da, làm mờ vết thâm giúp làn da trở nên căng mướt.

Chăm sóc và cải thiện làn da mụn từ thiên nhiên là giải pháp an toàn, lành tính. Ảnh: Unsplash. 
Chăm sóc và cải thiện làn da mụn từ thiên nhiên là giải pháp an toàn, lành tính. Ảnh: Unsplash. 

Cách thực hiện:

- Trộn đều 1 thìa mật ong và 1 thìa bơ xay nhuyễn
- Làm sạch vùng da có mụn cám
- Thoa đều hỗn hợp lên vùng da vừa được làm sạch
- Sau 20 phút, dùng nước mát rửa sạch

Sữa chua và khoai tây

Axit lactic có trong sữa chua giúp ức chế sản sinh sắc tố melanin, giúp làn da trắng sáng hơn. Khoai tây có chứa nhiều vitamin C, B1, B3, B6 và các khoáng chất giúp trị mụn, dưỡng da chắc khỏe hồng hào. Do đó, mặt nạ khoai tây và  sữa chua là sự kết hợp hoàn hảo để khắc phục vấn đề về mụn cám trên da.

Làm đẹp đơn giản tại nhà bằng sữa chua và khoai tây. Ảnh: Pexels. 
Làm đẹp đơn giản tại nhà bằng sữa chua và khoai tây. Ảnh: Pexels. 

Cách thực hiện:

- Hấp chín 1 củ khoai tây
- Nghiền và trộn với 1/2 hũ sữa chua không đường
- Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm. Sau đó, đắp hỗn hợp khoai tây lên mặt
- Sau khoảng 15 phút, hãy rửa lại mặt với nước sạch và thấm khô da

Đẩy lùi mụn cám bằng rau má

Rau má chứa Saponin, Acid Asiatic, Acid Brahmic làm tăng khả năng tái tạo tế bào, giúp da đánh bật mụn một cách nhanh chóng.

Điều trị và ngăn ngừa mụn hiệu quả nhờ vào rau má. Ảnh: Getty Images.
Điều trị và ngăn ngừa mụn hiệu quả nhờ vào rau má. Ảnh: Getty Images.

Cách thực hiện

- Rửa sạch rau má, sau đó xay cùng chút nước để được hỗn hợp rau má nhuyễn
- Sau khi rửa sạch mặt, lấy rau má đã xay đắp lên vùng da bị mụn và thư giãn trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch lại với nước
- Bạn nên sử dụng mặt nạ rau má khoảng 2-3 lần/tuần để da đẹp và khỏe hơn

Yến mạch cải thiện làn da mụn

Bột yến mạch không những tốt cho sức khỏe mà còn có công dụng làm đẹp an toàn, lành tính. Nhờ vào hàm lượng carbohydrate, protein, vitamin B, E, B6… nên nguyên liệu này có khả năng hấp thụ dầu và vi khuẩn bám trên da. Đặc biệt, yến mạch có thể tẩy da chết dịu nhẹ và giúp nuôi dưỡng tế bào da.

Dưỡng da khoẻ đẹp tại nhà bằng yến mạch. Ảnh: Unsplash. 
Dưỡng da khoẻ đẹp tại nhà bằng yến mạch. Ảnh: Unsplash. 

Cách thực hiện:

- Trộn yến mạch và sữa chua nguyên chất theo tỷ lệ 1:1
- Thoa một lớp mỏng hỗn hợp trên lên mũi
- Để yên thư giãn trong 10 – 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm
- Bạn nên áp dụng phương pháp này 2-3 lần/tuần để nhanh chóng lấy lại nhan sắc rạng rỡ của mình

Vỏ chuối

Trị mụn cám bằng vỏ chuối là một phương pháp vô cùng hiệu quả, vừa tiết kiệm vừa dễ thực hiện. Trong vỏ chuối có chứa một hàm lượng lớn vitamin A, B, C, E giúp da khỏe mạnh và tẩy những bụi bẩn còn sót lại trên da. Nhờ đó, làn da sạch thoáng và ngăn ngừa mụn xuất hiện.

Nhờ chứa nhiều dưỡng chất nên vỏ chuối được xem là nguyên liệu trị mụn cám tuyệt vời. Ảnh: Pexels. 
Nhờ chứa nhiều dưỡng chất nên vỏ chuối được xem là nguyên liệu trị mụn cám tuyệt vời. Ảnh: Pexels. 

Cách thực hiện:

- Làm sạch da bằng sữa rửa mặt
- Dùng mặt trong của vỏ chuối chà vào vùng da bị mụn nhẹ nhàng trong 10 phút. Nếu vỏ chuối bị thâm hãy thay miếng vỏ khác
- Giữ yên trong 20 phút cho da thấm chất dinh dưỡng từ vỏ chuối
- Rửa lại mặt bằng nước sạch
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

AN LY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương