Cần 8.000 chiếc Boeing 747 để vận chuyển vắc xin COVID-19 trên toàn cầu

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã cảnh báo việc vận chuyển bất kỳ loại vắc xin COVID-19 nào trong tương lai đòi hỏi phải có “kế hoạch chi tiết”. Với ngành vận chuyển hàng không, khi vắc xin ngừa COVID-19 sẵn sàng được đưa đi phân phối, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế IATA cảnh báo.

Gọi đây là “thách thức vận chuyển lớn nhất từ ​​trước đến nay”, cơ quan vận tải hàng không kêu gọi các chính phủ bắt đầu chuẩn bị cho việc cung cấp vắc xin COVID-19  trên quy mô lớn.

“Quy mô của việc giao hàng trrong tương lai là rất lớn. Chỉ cần cung cấp mỗi người một liều duy nhất, Tổng số liều dùng cho 7,8 tỷ người trên toàn cầu sẽ chứa đầy trong 8.000 máy bay chuyển hàng Boeing 747”, IATA cho biết. Dân số toàn cầu được ước tính đạt 7,8 tỷ người trong tháng 3/2020.

“Giao thông đường bộ dẽ góp phần quan trọng trong việc vận chuyển vắc xin COVID-19, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, vaccine không thể được vận chuyển toàn cầu nếu thiếu đường hàng không”, IATA cho biết thêm.

IATA kêu gọi các chính phủ bắt đầu lập kế hoạch với “các bên liên quan” để đảm bảo sự chuẩn bị đầy đủ khi vắc xin ngừa COVID-19 được phê duyệt và có sẵn để phân phối. Một số loại vắc xin hiện đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối nhưng cho đến nay chỉ có Nga đã phê duyệt vắc xin của riêng mình để sử dụng.

IATA lưu ý rằng vận chuyển bằng đường hàng không là phương thức chính trong việc phân phối vắc xin trong thời điểm thông thường với các trung tâm phân phối nhạy cảm với nhiệt độ. Đây là điều tối quan trọng trong việc vận chuyển vắc xin trên toàn cầu.

Một chiếc Boeing 747 bên ngoài nhà ga. Ảnh: CNBC.
Một chiếc Boeing 747 bên ngoài nhà ga. Ảnh: CNBC.

"Hàng hóa có giá trị cao"

Việc vận chuyển vắc xin không đơn giản; IATA lưu ý rằng chúng phải được xử lý và vận chuyển phù hợp với các yêu cầu quy định quốc tế, ở nhiệt độ được kiểm soát và phải đúng tiến độ để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

“Trong khi hiện có nhiều điều chưa rõ ràng như số lượng liều, sự nhạy cảm với nhiệt độ, địa điểm sản xuất… thì rõ ràng là các hoạt động liên quan sẽ rất lớn, cũng như nơi lưu trữ đủ lạnh là cần thiết để có thể đưa vắc xin tới tất cả ngóc ngách của thế giới”, CEO Alexandre de Juniac của IATA cho biết.

IATA cho biết các ưu tiên của chính phủ là đảm bảo cơ sở vật chất, an ninh và các quy trình biên giới đã được chuẩn bị ngay từ bây giờ để đảm bảo chất lượng của vắc xin. Họ khuyến nghị việc mua sắm, hoặc phải thiết kế nơi lưu trữ để đảm bảo có sẵn các phương tiện và thiết bị được kiểm soát nhiệt độ, cũng như đảm bảo có đủ nhân lực được đào tạo để xử lý vắc xin nhạy cảm với thời gian và nhiệt độ.

Theo IATA  các chính phủ cũng phải xem xét khả năng vận chuyển hàng hóa đang giảm sút hiện tại của ngành vận tải hàng không toàn cầu, trong bối cảnh mà tổ chức này gọi là “sự suy thoái nghiêm trọng” về lưu lượng hành khách đã buộc nhiều hãng hàng không phải cắt giảm quy mô và đưa nhiều máy bay vào bãi.

Ông Alexandre de Juniac, Giám đốc điều hành của IATA cho biết: “Nếu biên giới vẫn bị đóng cửa, hạn chế đi lại, đội tàu hoạt động và nhân viên tăng lên, năng lực cung cấp vắc xin sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều."

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương