"Cây gậy trắng" và hành trình hỗ trợ người khiếm thị hòa nhập cộng đồng

Cây gậy trắng - biểu tượng của người khiếm thị thế giới, là công cụ thiết thân để người khiếm thị và người mù có thể tự đi lại an toàn, tự tin xuất hiện và hòa nhập với cộng đồng

Chia sẻ về hành trình đưa dự án "Cây gậy trắng" về Việt Nam tại buổi tọa đàm Nữ trí thức và sự đồng hành của xã hội sáng ngày 28/12 vừa qua, TS Nguyễn Lan Hương (chủ doanh nghiệp xã hội Kết nối người khiếm thị Blind Link) cho biết: Việt Nam có hơn 3 triệu người khiếm thị và người mù, nhưng thực tế rất ít khi chúng ta có thể bắt gặp họ trên đường hay trên các phương tiện công cộng.

Vì cơ sở hạ tầng và dự án hỗ trợ nhóm đối tượng yếu thế trên còn thiếu, cộng với tâm lý tự ti của chính người mù, người khiếm thị, khiến cho họ rất khó hòa nhập với cộng đồng. Tại nhiều nước trên thế giới, người khiếm thị và người mù khi tham gia các hoạt động ngoài xã hội thường mang theo một cây gậy trắng. Không chỉ giúp họ tự đi lại an toàn, gậy trắng còn trở thành biểu tượng thể hiện sự vượt qua mặc cảm của người mù, người khiếm thị, giúp cộng đồng có thể dễ dàng nhận biết họ, hỗ trợ khi cần thiết. Những khó khăn về chi phí, về tâm lý, về kỹ năng sử dụng là rào cản khiến cho rất nhiều người mù, người khiếm thị tại Việt Nam không dùng gậy.

TS Nguyễn Lan Hương chia sẻ về câu chuyện giúp đỡ người mù người khiếm thị hòa nhập cộng đồng và dự án
TS Nguyễn Lan Hương chia sẻ về câu chuyện giúp đỡ người mù người khiếm thị hòa nhập cộng đồng và dự án "Cây gậy trắng"

Do vậy, ngày 5/12, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã phát động sáng kiến tặng 1 triệu cây gậy trắng cho cho người mù Việt Nam, với thông điệp: Cả nước chung tay mang lại hạnh phúc cho người mù. Đây là bước đầu hỗ trợ cho cộng đồng người mù, người khiếm thị vượt qua những khó khăn về chi phí mua gậy. 

TS Lan Hương cũng chia sẻ, ngoài việc tặng gậy thì việc tập huấn cho người khiếm thị về kỹ năng sử dụng gậy và hỗ trợ để thay đổi định kiến, mặc cảm của người khiếm thị cũng rất cần thiết. Ngoài ra, TS cho rằng cần thể chế hóa liên quan đến người mù và sự chung tay của các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan như Bộ lao động thương bình xã hội, Hội người mù, Trường Nguyễn Đình Chiểu... cũng như cộng đồng trong quá trình triển khai dự án.

Anh Nguyễn Văn Hùng - thành viên Hợp ca hy vọng chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng của bản thân.
Anh Nguyễn Văn Hùng - thành viên Hợp ca hy vọng chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng của bản thân.

Anh Nguyễn Văn Hùng - một người khiếm thị nhiều năm sử dụng gậy cho biết: "Màu trắng có thể hơi lạnh một chút, nhưng lại là màu những người bình thường rất dễ nhìn, dễ nhận biết kể cả trong đêm. Do vậy cây gậy màu trắng mang giá trị biểu tượng cho cộng đồng người khiếm thị để người bình thường dễ nhận biết về chúng tôi. Ngoài ra, cây gậy của dự án được nhập từ Hàn Quốc, nhẹ hơn so với những cây gậy khác, tiếng động vang hơn, độ dài 1,2m quét được tốt hơn và bị phong hóa do thời tiết như bong tróc..."

Một số hình ảnh trong chương trình tọa đàm Nữ trí thức và sự đồng hành của xã hội:

TS Phan Thị Thùy Trâm -Chi hội trưởng Chi hội Nữ trí thức Mạng lưới Doanh nghiệp xã hội - người kết nối những tấm lòng nhân ái
TS Phan Thị Thùy Trâm -Chi hội trưởng Chi hội Nữ trí thức Mạng lưới Doanh nghiệp xã hội - người kết nối những tấm lòng nhân ái
Chị Nguyễn Thị Thu Thương chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng của bản thân.
Chị Nguyễn Thị Thu Thương chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng của bản thân.
TS Chử Thị Thanh Hương hỗ trợ các bạn tình nguyện viên bày những sản phẩm do trẻ khiếm thính tự làm trong những hoạt động bên lề Tọa đàm
TS Chử Thị Thanh Hương hỗ trợ các bạn tình nguyện viên bày những sản phẩm do trẻ khiếm thính tự làm trong những hoạt động bên lề Tọa đàm
Các diễn giả và đại diện Hội Nữ trí thức chụp ảnh lưu niệm.
Các diễn giả và đại diện Hội Nữ trí thức chụp ảnh lưu niệm.

Chương trình tọa đàm Nữ trí thức và sự đồng hành của xã hội sáng ngày 28/12 là sáng kiến do TS Phan Thị Thùy Trâm - Chi hội Nữ trí thức Mạng lưới Doanh nghiệp xã hội, chương trình Vì sự phát triển cộng đồng, trung tâm thông tin UNESCO tổ chức.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều diễn giả khuyết tật như Thúy Đoan - Á hậu điếc toàn cầu 2015, bạn Nguyễn Thị Thu Thương - cô gái bị bệnh xương thủy tinh chủ doanh nghiệp xã hội Thương Thương Hand Made, bạn Trần Thị Thuần - chủ nhiệm hợp tác xã Tâm Ngọc, anh Lê Việt Cường - chủ nhiệm hợp tác xã Vụn Art ... với những câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình vượt qua khiếm khuyết của bản thân, vượt lên số phận không chỉ hòa nhập mà còn quay trở lại hỗ trợ cộng đồng.

Ngoài ra, những câu chuyện của bác sỹ Vũ Song Hà - Giám đốc dự án A365 chia sẻ về đề tài tiếp cận chữa trị cho người tự kỷ, TS Nguyễn lan Hương về dự án cây gậy trắng và hành trình thành lập Omamori spa cho người mù, người khiếm thị, câu chuyện của TS Chủ Thị Thanh Hương về hỗ trợ trẻ khiếm thính... thực sự là những câu chuyện vô cùng xúc động và những nghĩa cử cần được lan tỏa.

Tạp chí Phụ nữ Mới sẽ hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp xã hội, và những nhóm người yếu thế để lan tỏa những ngọn lửa ấm trong cộng đồng

Diệu Thuần

Hội Nữ trí thức có nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực trong tháng 11

Hội Nữ trí thức có nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực trong tháng 11

Trong tháng 11/2019, Hội Nữ trí thức Việt Nam đã có nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực.