Ông Trump làm Tổng thống Mỹ hay không thì Châu Á cũng phải chuẩn bị cho cú sốc giá dầu chấn động sau tháng 11 tới

Các nền kinh tế châu Á đang “đói dầu” cần chuẩn bị tinh thần để đối mặt với nhiều cú sốc sau khi cuộc chay đua vào Nhà Trắng kết thúc.

Bài viết sau đây của Vandana Hari, nhà sáng lập Vanda Insights có trụ sở tại Singapore, chuyên theo dõi thị trường năng lượng, dành riêng cho Asian Nikkei Review.

Cho dù Donald Trump hay Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 sắp tới, sự hỗn loạn đang diễn ra trên thị trường năng lượng từ các chương trình nghị sự chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ , hứa hẹn sẽ gây thêm bất ổn cho các nền kinh tế “đói dầu” ở châu Á.

Sau cuộc chiến tranh thuế quan khốc liệt giữa Washington với Bắc Kinh khiến nền kinh tế toàn cầu chậm lại và nhu cầu dầu giảm bớt, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các thành viên OPEC là Iran và Venezuela đã đẩy sản lượng dầu vào vòng xoáy giảm mạnh. Điều đó khiến nhiều nước châu Á tranh giành nguồn cung thay thế, buộc một số quốc gia phải tìm kiếm các tuyến đường bí mật để duy trì dòng chảy dầu ổn định.

Mối hiềm khích gia tăng với Tehran, đặc biệt là sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018, đã làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, với hàng loạt các cuộc tấn công vào các tàu chở dầu ở eo biển Hormuz, một trong những tuyến giao thông đường biển quan trọng vào giữa năm 2019, càng khiến các nhà máy lọc dầu châu Á bối rối. Các nhà máy này đều lấy phần lớn nguồn cung cấp dầu thô từ khu vực trên.

Vụ ám sát của Mỹ đối với tướng Iran Qasem Soleimani hồi tháng 1/2020 đã gây ra một làn sóng chấn động trên các thị trường dầu mỏ thế giới, các chính sách của Trump đã giúp cho sự bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ đi đúng hướng, thúc đẩy xuất khẩu dầu thô của nước này và giúp các nhà nhập khẩu châu Á giảm sự phụ thuộc vào dầu Trung Đông.

Châu Á đã chuyển từ mức mua dầu thô của Mỹ ở mức kém vào năm 2016 lên mức trung bình gần 1,3 triệu thùng/ngày vào năm 2019, chiếm hơn 43% lượng dầu thô xuất khẩu của Mỹ.

 Trung Quốc  đang tăng cường nhập dầu thô đá phiến của Mỹ. Ảnh: AP
Trung Quốc đang tăng cường nhập dầu thô đá phiến của Mỹ. Ảnh: AP

Khi giá dầu thô giảm sâu trong tháng 4 đe dọa khả năng tồn tại của ngành dầu đá phiến Mỹ, Tổng thống Trump đã thành công khi dựa vào Ả Rập Xê Út để dừng cuộc chiến giá dầu, và hướng các đồng minh OPEC và ngoài OPEC vào một thỏa thuận hạn chế sản xuất. Mặc dù sự hỗ trợ của chính quyền Trump sẽ không ngăn chặn làn sóng phá sản, và hợp nhất đang diễn ra giữa các nhà sản xuất dầu đá phiến hoặc sự sụt giảm đáng kể sản lượng dầu của Mỹ trong năm nay và năm tới, nhưng nó có thể bảo vệ ngành này khỏi điều tồi tệ nhất.

Đối với Joe Biden, nếu vị này thắng cuộc đua vào Nhà Trắng sắp tới, điều này có thể khiến ngành dầu đá phiến của Mỹ sa sút vĩnh viễn, với việc ứng cử viên Đảng Dân chủ luôn thúc đẩy chương trình nghị sự về năng lượng xanh và sạch, đồng thời hứa sẽ cấm các hoạt động khai thác và thuê sản xuất mới trên đất liên bang.

Người đồng hành của ông, Kamala Harris ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn đối với quá trình khai thác dầu và khí đốt từ đá phiến sét, bằng cách bơm hỗn hợp nước, cát và hóa chất vào lòng đất, điều này đã thu hút rất nhiều sự phản đối của các nhà môi trường Mỹ. Các biện pháp hạn chế quy định khác và việc rút bỏ các ưu đãi tài chính trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch dưới thời chính quyền Biden cũng là tin xấu cho ngành khai thác và sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.

Trong khi đó, sau khi Trump thắng cử, các nhà sản xuất dầu thế giới luôn phải hạ nhiệt giá từ giữa năm 2018 đến năm 2019. Các thị trường dầu mỏ thế giới đã quen với ý tưởng về việc một Tổng thống Mỹ đích thân can thiệp để thao túng giá dầu. Các nhà sản xuất dầu luôn phải vừa duy trì tăng trưởng sản xuất vừa giữ giá dầu luôn ở mức thấp.

  Ứng cử viên Phó Tổng thống Kamala Harris ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn đối với quá trình khai thác dầu và khí đốt từ đá phiến sét, bằng cách bơm hỗn hợp nước, cát và hóa chất vào lòng đất. Ảnh:Reuters

Ứng cử viên Phó Tổng thống Kamala Harris ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn đối với quá trình khai thác dầu và khí đốt từ đá phiến sét, bằng cách bơm hỗn hợp nước, cát và hóa chất vào lòng đất. Ảnh:Reuters

Các nhà máy lọc dầu trên khắp châu Á đang chú ý đến lượng dầu thô Mỹ vì có khả năng Trung Quốc sẽ tăng cường mua dầu đá phiến như một phần trong cam kết đẩy mạnh nhập khẩu năng lượng của Mỹ, theo thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà hai nước đã ký kết vào cuối năm ngoái. Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đã vội vã tăng nhập khẩu dầu thô của Mỹ trong tháng 7 và tháng 8 lên hơn 1 triệu thùng/ngày trước khi có đánh giá song phương về tiến độ của thỏa thuận thương mại, gấp 20 lần mức trung bình mua trong 6 tháng đầu năm nay.

Phía ông Biden có thể sẽ gây áp lực lên Trung Quốc để tăng cường nhập khẩu dầu và khí tự nhiên của Mỹ như một phần để điều chỉnh tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai nước, nhưng chiến lược của Bắc Kinh sẽ khác với chiến lược của chính quyền Trump.

Chính quyền Biden cũng có thể tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân Iran, mở đường cho việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước này và cho phép xuất khẩu dầu thô của nước này trở lại bình thường, phần lớn sẽ chảy vào châu Á. Mặc dù điều đó cũng có thể xoa dịu căng thẳng ở Trung Đông, nhưng để thực hiện được điều này cũng không phải là dễ khi có nhiều bên chắc chắn sẽ gây áp lực.

Cú sốc giá dầu vẫn đến dù là Trump hay Biden thắng cử. Ảnh: Medium
Cú sốc giá dầu vẫn đến dù là Trump hay Biden thắng cử. Ảnh: Medium

Ngược lại, nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump có thể gây bất lợi cho Iran và xa lánh hơn nữa các cường quốc châu Âu muốn duy trì thỏa thuận hạt nhân. Điều này sẽ có những hậu quả khó lường. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với lĩnh vực dầu mỏ của Venezuela nhiều khả năng vẫn được duy trì, mặc dù không rõ liệu ông Biden có tiếp tục kế hoạch buộc Tổng thống Nicolas Maduro từ chức hay không.

Nếu không có cuộc bầu cử Mỹ và các chính sách của chính quyền sắp tới ít đổi thay, các nền kinh tế châu Á sẽ làm tốt việc chống đỡ trong một thời gian dài bất ổn trên thị trường dầu mỏ và sẵn sàng đối đầu với những cú sốc.

TẤT ĐẠT

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương