COVID-19 khiến Hoa Sen, Nippon, Posco cùng đuối sức, thép Trung Quốc sẽ 'thống trị' Châu Á

COVID-19 lại là cơ hội đẩy ngành thép Trung Quốc lên vị thế thống trị toàn Châu Á, khiến các doanh nghiệp từ Hoa Sen, Nippon Steel, Posco… đuối sức.

Asian Nikkei Review dẫn lại sự kiện vào cuối tháng 7/2020, nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam - Tập đoàn Hoa Sen thông báo từ bỏ việc xây dựng một khu liên hợp sản xuất trị giá 10 tỷ USD ở Cà Ná, Ninh Thuận. Tập đoàn cho biết: “Tình hình khách quan hiện tại không còn phù hợp với mục tiêu chiến lược ban đầu”. Ban đầu, Hoa Sen đề xuất xây dựng dự án vào năm 2016 với công suất sản xuất 16 triệu tấn thép một năm.

Trong khi đó, tại Trung Quốc , Trần Đức Vinh, Chủ tịch của nhà sản xuất thép hàng đầu nước này - Tập đoàn thép Bão Vũ, gần đây đã công bố kế hoạch 5 năm đầu tư 2,8 tỷ USD vào tỉnh Hồ Bắc.

Sự rút lui của Hoa Sen và bước tiến lớn của Bảo Vũ cho thấy đại dịch COVID-19 đã chia rẽ các nhà sản xuất thép thành người thắng và kẻ thua. Người chiến thắng ở Trung Quốc và kẻ thua cuộc ở khắp mọi nơi còn lại trong khu vực.

Ngành thép Châu Á gánh lỗ khổng lồ

Hoa Sen không phải đơn độc rút lui. Asian Nikkei Review cho biết các công ty Châu Á nổi tiếng từ Nippon Steel của Nhật Bản đến Posco của Hàn Quốc, cũng đang đóng cửa các lò cao và xem xét kế hoạch sử dụng vốn cho mục đích khác.

ngành thép châu Á.

Các nhà phân tích cho rằng những động thái này đã quá hạn. Atsushi Yamaguchi, nhà phân tích cấp cao của SMBC Nikko Securities, cho biết: “Đại dịch làm nổi bật sự chậm trễ trong cải cách cơ cấu của các nhà sản xuất thép”.

Các nhà sản xuất thép Châu Á đang đổ xô đóng cửa những cơ sở chi phí cao hoặc giảm công suất của chúng. 

Vào tháng 7/2020, Posco thông báo sẽ đóng cửa một lò nung tại công trình Pohang, có thể sản xuất tới 1,3 triệu tấn thép mỗi năm, tương đương 3% tổng công suất của Posco. Công ty cho biết họ cũng sẽ xem xét đóng cửa hoặc cải tạo một lò khác sớm nhất vào năm 2025.

Thông báo này được đưa ra 3 năm sau khi Posco lần đầu tiên nói rằng họ sẽ đóng cửa các nhà máy. Lần này, “bản án tử hình” có vẻ chắc chắn, khi đại dịch đang đè bẹp nhu cầu thép trong nước và doanh thu giảm 16% trong quý II/2020.

Tại Nhật Bản, sản lượng thép hàng năm dự kiến sẽ thấp hơn 80 triệu tấn, lần đầu tiên sau 52 năm.

Dù ở bất cứ đâu, ngoại trừ Trung Quốc, các nhà sản xuất thép đang phải gánh chịu khoản lỗ ròng khổng lồ.

Vào tháng 2/2020, Nippon Steel đã thông báo sẽ đóng cửa hai lò cao ở tỉnh Hiroshima và Wakayama, trong vài năm tới. Nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản đã cắt giảm 2,8 tỷ USD vốn so với mục tiêu ban đầu cho giai đoạn 2018-2020. Theo đại diện công ty, chi tiêu cho các khoản đầu tư kinh doanh, bao gồm cả sáp nhập, sẽ giảm 10% so với mục tiêu ban đầu giai đoạn 2018-2020, là 600 tỷ yên. 

"Chúng tôi sẽ lựa chọn cẩn thận và nghiêm ngặt các mục tiêu", người đại diện nói.

Vào tháng 3/2020, JFE Steel, công ty sản xuất thép số 2 của Nhật Bản, đã tuyên bố sẽ đóng cửa một lò cao vào năm 2023, để cắt giảm 13% công suất sản xuất. Động thái này là một phần của cải cách cơ cấu được công bố cùng tháng.

Ngành thép Trung Quốc thống trị nhờ COVID-19

Trước đại dịch COVID-19, các nhà sản xuất thép ngoài Trung Quốc đã gặp khó khăn khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra. Sau khi Washington tăng thuế đối với thép, các mặt hàng xuất khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ban đầu dành cho Mỹ đã phải chuyển sang Châu Á, kéo giá thép trong khu vực giảm.

Trong khi đó, các nhà sản xuất thép Trung Quốc thúc đẩy nhu cầu trong nước phục hồi nhờ kích thích kinh tế do chính phủ hỗ trợ. Người Trung tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, với sản lượng thép năm 2019 đạt mức cao kỷ lục và chiếm 53% nguồn cung toàn cầu.

Khi Trung Quốc mua nhiều quặng sắt hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng, các công ty Châu Á khác bắt đầu phải chịu biên lợi nhuận thấp, do giá nguyên liệu thô leo thang và giá sản phẩm giảm.

giá thép.

Đại dịch COVID-19 bùng phát tiếp đó làm củng cố thêm vị thế thống trị của Trung Quốc trên thị trường thép toàn cầu.

Khi tỉnh Hồ Bắc lâm vào tình trạng bế tắc, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, các dự án xây dựng chìm trong bóng tối và nhu cầu thép sụt giảm. Chính quyền đã phản ứng bằng cách nới lỏng nguồn cung tài chính và đổ nhiều tiền hơn vào các dự án cơ sở hạ tầng.

Thị trường thép của đất nước tỷ dân này phục hồi nhanh chóng. Trong tháng 7, sản lượng thép Trung Quốc đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 93,36 triệu tấn, sản lượng hàng tháng cao nhất được ghi nhận. Trái ngược là sản lượng toàn cầu trong tháng giảm 2,5%.

Asian Nikkei Review dự báo, Tập đoàn thép Bảo Vũ của Trung Quốc sẽ lần đầu tiên trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới trong năm nay, vượt qua ArcelorMittal, gã khổng lồ châu Âu từ lâu đã thống trị thị trường toàn cầu.

Giá thép tăng nhưng Trung Quốc độc quyền

Trong tháng 8, giá thép cuộn cán nóng của Châu Á, được sử dụng bởi các nhà sản xuất ô tô và thiết bị điện, đã tăng 20% so với tháng 4. Việc Trung Quốc tăng tốc sản xuất cũng đã đẩy giá quặng sắt lên 30% so với tháng 1, dẫn đến lợi nhuận tăng đáng kể cho các nhà cung cấp quặng sắt của Australia như Fortescue Metals Group.

Miller Vương, cố vấn chính của Wood Mackenzie, cho biết giá thép tăng tại Trung Quốc khiến việc xuất khẩu sang nước này "có lợi" đối với một số nhà cung cấp thép ở nước ngoài như Ukraine và Nga.

  Quặng sắt tại Trung tâm Chichester của Australia được điều hành bởi Tập đoàn Fortescue Metals, một doanh nghiệp hưởng lợi lớn từ lượng thép mà Trung Quốc đang sản xuất. Ảnh: Reuters

Quặng sắt tại Trung tâm Chichester của Australia được điều hành bởi Tập đoàn Fortescue Metals, một doanh nghiệp hưởng lợi lớn từ lượng thép mà Trung Quốc đang sản xuất. Ảnh: Reuters

Thép Tata của Ấn Độ cũng đang xuất khẩu sang Trung Quốc. Loại thép này đã tăng xuất khẩu hơn 2 lần kể từ tháng 4/2020. Ritesh Shah, một nhà phân tích nghiên cứu tại Investec, cho biết: “Các nhà máy Ấn Độ sẽ tiếp tục xuất khẩu theo cơ hội cho đến khi nhu cầu trong nước tăng cao hơn”.

Nhưng không có nhiều công ty được hưởng lợi từ những hoạt động xuất khẩu này. Thực tế là chỉ 2% tiêu thụ thép của Trung Quốc đến từ nguồn nhập khẩu. 

"Thị trường thép của Trung Quốc thực sự khá độc lập", ông Vương nói.

Ông Eiji Hashimoto, Chủ tịch Liên đoàn Sắt thép Nhật Bản kiêm chủ tịch Nippon Steel, khẳng định: “Các nhà sản xuất thép Nhật Bản không thể tiếp cận nhu cầu tăng cao ở Trung Quốc”.

Sản lượng thép sẽ dư thừa?

Cuối cùng, sự “thèm muốn” thép của Trung Quốc sẽ được giải quyết. Khi điều này xảy ra, điều kiện ở các thị trường Châu Á có thể nhanh chóng xấu đi nếu hàng xuất khẩu giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào. "Chúng tôi đang theo dõi cẩn thận việc xuất khẩu thép từ Trung Quốc", một đại diện của Nippon Steel cho biết.

Ông Vương của Wood Mackenzie tự hỏi liệu Trung Quốc có thể thực hiện một chính sách tài chính xoay trục, có thể gây ra suy thoái hay không. Khi làm như vậy, ông đang nhìn lại những gì đã xảy ra sau “cú sốc Lehman”, cách đây 12 năm. Đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào tháng 9/2008, mở màn khi Lehman Brothers Holdings, một công ty đầu tư lớn của Mỹ, nộp đơn phá sản, trở thành hồ sơ phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ.

Lúc bấy giờ, Trung Quốc đã phản ứng bằng cách tung ra một gói kích thích rộng rãi để giải cứu các công ty địa phương bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế. Gói kích thích đó có quy mô lớn đến mức có tác động tích cực đến nền kinh tế toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc cũng dành nhiều ưu đãi cho các dự án bất động sản, khiến giá bất động sản tăng chóng mặt. 

Tất cả các biện pháp của Bắc Kinh đã tạo ra một hiệu ứng đầu tư kéo dài 4-5 năm.

giá thép cuộn nóng.

Đã có những lo ngại về tình trạng dư thừa thép. Để xoa dịu những lo lắng này, Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu nâng thị phần trong nước, do 10 nhà sản xuất thép hàng đầu của nước này kiểm soát, lên 60% vào cuối năm nay.

Thị phần tổng hợp của 10 nhà sản xuất thép hàng đầu hiện ở mức khoảng 37%, do nhiều công ty tư nhân chiếm 60% miễn cưỡng sáp nhập. Không giống như các doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ nước này có thể lôi kéo để sáp nhập, các công ty tư nhân rất khó để hợp nhất vì họ là người sử dụng lao động và người nộp thuế quan trọng tại địa phương của mình.

Các nhà sản xuất Châu Á chật vật chống lại sự chi phối của thép Trung Quốc

Các đối thủ Châu Á không chỉ lo sợ về tình trạng thừa thép ở Trung Quốc.

Các nhà sản xuất thép Trung Quốc để tìm cách thoát khỏi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, đã bắt đầu xây dựng nhà máy ở Đông Nam Á. Do đó, công suất của khu vực này đã tăng lên đáng kể, đến mức Viện Gang thép Đông Nam Á đã đưa ra cảnh báo: Trong vài năm tới, khu vực này có thể đối mặt với nguy cơ dư thừa công suất với sản lượng tăng hơn 61,5 triệu tấn một năm.

Bất chấp những lo ngại này, Tập đoàn Hòa Phát của Việt Nam đã bắt đầu vận hành một lò cao mới vào cuối tháng 8/2020, nâng công suất sản lượng lên 50%. Lò thứ tư sẽ đi vào hoạt động vào năm tới, đưa tập đoàn trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất đất nước.

   Công nhân tại một nhà máy nhỏ ở Thẩm Dương, Đông Bắc Trung Quốc, sản xuất thép vào năm 2009, khi một chương trình kích thích lớn của chính phủ đã giúp Trung Quốc phục hồi toàn cầu sau

 Công nhân tại một nhà máy nhỏ ở Thẩm Dương, Đông Bắc Trung Quốc, sản xuất thép vào năm 2009, khi một chương trình kích thích lớn của chính phủ đã giúp Trung Quốc phục hồi toàn cầu sau "cú sốc Lehman". Ảnh: EPA

Các cuộc chiến về giá cả cũng đang nóng lên trong khu vực. Trong khi đó, các nhà sản xuất thép có khả năng chống chọi với đại dịch sẽ nổi lên thành một “cơn bão” khác. 

"Sẽ cần thời gian để nhu cầu thép phục hồi” trước sự tồn tại của nhiều yếu tố tiêu cực như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đồng tiền của các thị trường mới nổi suy yếu, đại diện của Nippon Steel cho biết.

Nippon Steel và JFE Steel tin rằng, họ phải tăng tốc quá trình cải cách của mình. 

Đại diện của Nippon Steel nói với Asian Nikkei Review: “Với tốc độ thay đổi cơ cấu ngày càng nhanh trong môi trường kinh doanh, chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc bổ sung thêm các biện pháp cho những cải cách cơ cấu mà chúng tôi đã công bố vào tháng 2”.

Những cải cách đó bao gồm giảm chi phí hơn 1,8 tỷ USD, đóng cửa 2 lò cao và rút lui khỏi các lĩnh vực kinh doanh không có lãi như kinh doanh thanh thép tròn titan.

Yamaguchi của SMBC Nikko Securities cho biết, giảm quy mô và giảm chi phí hoạt động sẽ là chìa khóa để vượt qua cơn bão sắp tới. Ông nói thêm: “Liệu các nhà sản xuất thép có thể tồn tại trong kỷ nguyên hậu COVID-19 hay không phụ thuộc vào những gì họ làm”.

Nhưng theo Yuji Matsumoto, nhà phân tích cấp cao tại Nomura Securities, khi các nhà sản xuất thép của Châu Á làm điều này, đối thủ Trung Quốc của họ đang sử dụng đại dịch để tăng cường hơn nữa sự hiện diện của mình trên thị trường toàn cầu. Hơn bao giờ hết, cung và cầu thép toàn cầu sẽ phụ thuộc vào tình hình ở Trung Quốc”, vị này nhận định.

TẤT ĐẠT

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương