Dịch bệnh đang ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung nguyên liệu cho các doanh nghiệp

Việc phong tỏa đường hàng không bao gồm cả việc vận chuyển hàng hóa để ngăn ngừa dịch bệnh đang ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của các doanh nghiệp.

Dịch bệnh virus covid-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp đang tác động một phần không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp (DN) đặc biệt là về vấn đề nguyên liệu. 10 doanh nghiệp lớn như Công ty Dataogic, FPT Solfware, Intel Product Việt Nam, Sacom Chíp Sáng, Schneider Electric, Tiến Phước, Sonion… tại Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) đã gửi đơn kêu cứu vì tình trạng này.

Thông thường nguyên liệu đều được vận chuyển qua đường hàng không, tuy nhiên do việc phong tỏa ngăn ngừa dịch bệnh từ ngày 1/2. Chính vì vậy nhiều nguyên phụ liệu sản xuất của các DN đã không được vận chuyển kịp thời, gây ảnh hưởng đến sản xuất.

Dịch bệnh đang ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung nguyên liệu cho các doanh nghiệp

Công ty cổ phần Tập đoàn Gia Định chuyên về lĩnh vực sản xuất giày da cũng đang gặp tình trạng lo lắng về nguồn cung ứng vì đa phần nguyên phụ liệu từ nhà máy Trung Quốc bị ngưng trệ, dẫn đến nguồn cung cũng thiếu hụt. Trước tết, công ty đã nhập đủ nguồn nguyên phụ liệu để sản xuất cho quý 1-2020 nhưng các tháng tiếp theo thì chưa biết tình hình sẽ ra sao.

Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, cho biết, hầu hết các DN đều rất hoang mang với tình trạng này. Từ trước đến nay các DN đều lấy nguyên phụ liệu từ Trung Quốc vì giá rẻ lại dồi dào, phong phú. Đó là lý do vì sao chỉ cần đầu mối này bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các DN. Một số DN chỉ cầm cự được đến tháng 2, thậm chí là hết tuần sau.

Đứng trước tình hình này, nhiều DN đã chủ động tìm phương án nhập nguyên liệu từ các quốc gia khác nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn cung từ Trung Quốc đã đẩy giá nguyên phụ liệu trên toàn cầu tăng mạnh, gây ảnh hưởng rất lớn đến những đơn hàng xuất khẩu mà DN trong nước đã ký kết trước đây. Các DN sẽ chủ động đám phán lại giá trị, hóa đơn đơn hàng hóa xuất khẩu với đối tác đã ký trước đó, các cơ quan chức năng cần có chính sách hỗ trợ kịp thời giúp DN đối phó với tình hình này.

Các DN cho rằng, Chính phủ cần có chính sách như khoanh nợ, giãn nợ, giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu trong thời gian nhất định cho DN. Các tổ chức tín dụng cần có chính sách hỗ trợ lãi suất vay cho các DN có nhu cầu tái đầu tư mở rộng hoặc tăng khả năng nhập khẩu nguyên liệu.

Bộ Công thương cần chỉ đạo các tham tán thương mại tìm kiếm những nguồn cung nguyên liệu sản xuất, từ đó xúc tiến kết nối để hỗ trợ DN thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn cung ứng.

Chính phủ cần có giải pháp tháo gỡ thông thương hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới, giải phóng lượng hàng bị tắc. Việc phong tỏa đường hàng không đến Trung Quốc hai chiều chỉ cần thiết với việc vận chuyển hành khách, không nên áp dụng với hàng hóa. Các cơ quan chức năng cần cho phép mở lại đường bay vận chuyển hàng hóa kết hợp với đơn vị vận chuyển tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo lưu thông.

Theo đánh giá của các chuyên gia, tình trạng DN bị ngưng sản xuất sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực như tiền lương, số lượng người thất nghiệp, chi phí chính sách xã hội… lâu dần sẽ tăng gánh nặng cho DN và xã hội.

Chủ tịch Hiệp hội Các DN khu công nghiệp TPHCM cho biết, ngoài vận chuyển qua đường hàng không thì việc mở cửa biên giới đường bộ, đường biển cho vận chuyển, thông thương hàng hóa cũng phải được tính thêm, nhằm giảm áp lực thiếu nguồn nguyên phụ liệu sản xuất trong thời gian tới.

Thanh Mai

Cuộc chiến tỷ USD giành 'miếng bánh' sản phẩm từ thực vật tại Đông Nam Á

Cuộc chiến tỷ USD giành 'miếng bánh' sản phẩm từ thực vật tại Đông Nam Á

"Sự thay đổi trong nhận thức" được đẩy nhanh bởi đại dịch, đã chứng kiến ​​nhận thức ngày càng tăng về lợi ích sức khỏe của chế độ ăn dựa trên thực vật.