Dịch tả lợn châu Phi hoành hành, 1/4 số lợn trên thế giới có thể bị tiêu hủy

Theo thông tin của Tổ chức thú y thế giới (World Organisation for Animal Health), dịch tả lợn châu Phi có thể tiêu hủy khoảng 1/4 số lợn trên thế giới.

Dịch tả lợn châu Phi hay còn gọi là dịch ASF là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không chỉ với động vật mà còn gây tác động lớn đến con người qua các thức ăn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn. Dịch ASF được đánh giá là có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh, hiện chưa có thuốc điều trị, chưa có vaccine phòng bệnh.

Dịch tả lợn châu Phi được đánh giá là vô cùng nguy hiểm (ảnh: Internet)
Dịch tả lợn châu Phi được đánh giá là vô cùng nguy hiểm (ảnh: Internet)

Theo thống kê của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 18/2/2019, trên thế giới đã có 20 quốc gia báo cáo xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, trong đó nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Quốc, cũng là nhà sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất của thế giới.

Từ đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện một loại bệnh là sốt lợn châu Phi do virus được mang đến Nam Phi, lần đầu tiên xâm nhập vào châu Âu năm 1957 và sang Mỹ năm 1971. Virus này tồn tại trong quy mô rộng và có khả năng chống khô và đóng băng, vì vậy, nó có thể được lưu giữ trong thịt chế biến tới vài tháng, đối với thịt đông lạnh là vài năm.

Thịt lợn hiện đang là nguồn thịt chủ yếu, được tiêu thụ rất nhiều tại các quốc gia châu Á. Do đó, gần như chắc chắn khả năng virus gây bệnh tả lợn sẽ xâm nhập vào các nước khác trong khu vực và lây lan nhanh chóng.

Được biết có đến hơn 90% lợn nhiễm bệnh bị chết ở dạng cấp tính, đối với mạn tính là - 50%. Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong trường hợp phát hiện động vật bị bệnh, tất cả lợn trong trang trại đều bị giết và xác chết được tiêu hủy.

Năm 2018, tại Trung Quốc đã bùng phát dịch tả lợn châu Phi sau đó lan sang một số nước lân cận. Tại Việt Nam, ngày 19/2/2019, Chi cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thông báo phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Ngày 5/3/2019, thông tin từ cơ quan chức năng cho biết đã có 202 hộ tại 7 tỉnh thành xuất hiện dịch, trong đó 4.200 con lợn nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy. Đến tháng 3 đã lan rộng ra một số tỉnh bao gồm: Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.

Dịch tả lợn châu Phi hoành hành, 1/4 số lợn trên thế giới có thể bị tiêu hủy

Dịch tả lợn châu Phi được đánh giá là mối đe dọa lớn nhất hiện nay với sức lây lan vô cùng lớn. Tiến sĩ Mark Schipp đưa ra thông báo việc lợn chết ồ ạt ở Trung Quốc đã dẫn đến việc mua thịt lợn ở nước ngoài tăng lên, đây là quốc gia có số lượng tiêu thụ thịt lơn lớn và chưa có nhiều biện pháp kiếm soát vệ sinh.  Trong năm nay, Trung Quốc mất tới 350 triệu con. Theo Tiến sĩ Mark Schipp nói rằng các nhà khoa học trên thế giới đang cố gắng tạo ra một loại vắc xin để ngăn chặn virus gây bệnh, nhưng cho đến nay nhiệm vụ này vẫn chưa được hoàn thành.

Cách phòng tránh dịch tả lợn Châu Phi hiệu quả nhất là chủ động vệ sinh nơi ở và môi trường sống, phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn côn trùng và loài gặm nhấm, vì chúng có khả năng là nguồn mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. 

Thanh Mai

Con gái đạo diễn phim “Những ngọn nến trong đêm” qua đời sau 2 năm chống chọi với bệnh ung thư

Con gái đạo diễn phim “Những ngọn nến trong đêm” qua đời sau 2 năm chống chọi với bệnh ung thư

Đỗ Hạnh An – con gái của đạo diễn Đỗ Đức Thành đã trút hơi thở cuối cùng vào 7h39 phút ngày 2/11.