Điểm mặt những công trình xâm hại di tích

Những vụ xâm hại di sản, thắng cảnh quốc gia tại Mã Pì Lèng (Hà Giang), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Tràng An (Ninh Bình)... cho thấy việc quản lý di sản của Việt Nam vẫn đang lúng túng. Hầu hết các vụ xâm hại di tích đều để lại hậu quả nghiêm trọng, khó giải quyết triệt để.

Tổ hợp nhà hàng, nhà nghỉ trái phép trên đèo Mã Pí Lèng

Khối nhà bê tông 7 tầng Mã Pí Lèng Panorama ngay hẻm vực Tu Sản đang nảy ra một cuộc tranh cãi lớn.

Công trình này xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp và chưa hề được các ban ngành văn hoá tham vấn. 

Tổ hợp nhà hàng, khách sạn trái phép Mã Pí Lèng Panomara
Tổ hợp nhà hàng, khách sạn trái phép Mã Pí Lèng Panomara

Chủ nhân của công trình cho biết đã xây dựng với sự ủng hộ của chính quyền địa phương. 

Mã Pí Lèng Panomara ảnh hưởng trực tiếp tới không gian vùng di sản.
Mã Pí Lèng Panomara ảnh hưởng trực tiếp tới không gian vùng di sản.

"Cho đến hiện nay, Bộ VH-TT-DL chưa nhận được bất kỳ văn bản nào của tỉnh Hà Giang đề nghị có ý kiến thẩm định đối với công trình xây dựng tại khu vực đèo Mã Pí Lèng"- thông cáo báo chí của Cục Di sản văn hóa khẳng định. 

Bê tông hóa Vịnh Hạ Long

Tháng 5/2019, hàng loạt công trình bê tông được xây dựng trái phép giữa vùng lõi di sản vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

Vịnh Hạ Long đang bị
Vịnh Hạ Long đang bị "bê tông hóa"

Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã lập biên bản vi phạm, đình chỉ thi công các công trình xâm hại, đồng thời yêu cầu di dời toàn bộ vật tư, vật liệu và con người ra khỏi khu vực vịnh Hạ Long như: công trình kè đập phía sau đảo Đầu Gỗ, công trình kè đập và một số hạng mục phụ trợ tại hang Hanh; công trình kè đập tại hòn Vụng Ba Cửa, công trình kè đập tại hòn Vụng Ong, công trình kè trên bãi cát hòn Vụng Hà, công trình bến cập tàu du lịch tại khu vực Hang Cỏ (thuộc núi Hòn Cỏ), bến cập tàu dài 180m tại Hòn Cây Chanh…

Công trình bê tông được xây dựng trái phép giữa vùng lõi di sản vịnh Hạ Long
Công trình bê tông được xây dựng trái phép giữa vùng lõi di sản vịnh Hạ Long

Liên tiếp xâm phạm vùng lõi di sản Tràng An

Công trình 2 nghìn bậc thang đá được xây dựng không phép dẫn lên núi Cái Hạ do Công ty CP Du lịch Tràng An xây dựng từ giữa năm 2017, đã xâm phạm nghiêm trọn vùng lõi di sản Tràng An, vi phạm điều 13 Luật Di sản Văn hóa, phá vỡ cam kết với UNESCO. Sau hơn 1 năm, những bậc thang này cũng đã bị dỡ bỏ.

Cầu thang 2 nghìn bậc đá dẫn lên núi Cái Hạ
Cầu thang 2 nghìn bậc đá dẫn lên núi Cái Hạ
Công nhân phá dỡ cầu thang đá xâm phạm vùng lõi di sản Tràng An
Công nhân phá dỡ cầu thang đá xâm phạm vùng lõi di sản Tràng An

Đầu năm 2019, Sở Văn hoá thể thao & du lịch Ninh Bình cũng có công văn về việc hơn 20 nhà nghỉ, khách sạn đang xâm phạm vùng lõi di sản,  phạm Quyết định 230 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch chung khu danh thắng Tràng An.  

Những công trình này đã kinh doanh một thời gian dài, tuy nhiên Sở không thể xử lý được. 

Nhiều homestay xâm phạm vùng lõi di sản Tràng an vẫn ngang nhiên hoạt động
Nhiều homestay xâm phạm vùng lõi di sản Tràng an vẫn ngang nhiên hoạt động

Đến nay các homestay này vẫn hoạt động thoải mái. 

Phá đình Lương Xá 

Không xin ý kiến nhà quản lý, nhà chuyên môn, chính quyền địa phương tự ý hạ giải đình cũ, thay bằng ngôi đình bê tông, làm mất đi ý nghĩa về kiến trúc của đình làng truyền thống đã vi phạm Luật Di sản văn hóa, các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Đình Lương Xá 300 tuổi bị hạ giải 
Đình Lương Xá 300 tuổi bị hạ giải 

Sự việc xảy ra với đình Lương Xá rất đáng tiếc, bởi nhiều chuyên gia di sản chỉ ra giá trị nghệ thuật của ngôi đình gỗ này cũng như một số mảng chạm giá trị.

Một bản chạm khắc gỗ giá trị tại đình Lương Xá trước khi bị phá dỡ
Một bản chạm khắc gỗ giá trị tại đình Lương Xá trước khi bị phá dỡ

Phá cổng di tích quốc gia chùa Bối Khê

Cùng với di tích chùa Thái Lạc (Hưng Yên), chùa Bối Khê là ngôi chùa có niên đại từ thời Trần còn giữ được sắc thái đặc trưng của ngôi chùa làng.

Trải qua thời gian, di tích đã tiến hành tu sửa, tôn tạo nhiều lần nhưng chùa Bối Khê vẫn được coi là ngôi già lam cổ tự nổi tiếng trong vùng, có giá trị đặc biệt về kiến trúc nghệ thuật.

Khung cảnh dang dở tại cổng chùa Bối Khê
Khung cảnh dang dở tại cổng chùa Bối Khê

Tháng 11/2018 nhà chùa đập cổng bên phải gác chuông nhưng chính quyền xã Tam Hưng không báo cáo sự việc lên UBND huyện Thanh Oai. Hai chiếc cổng cũ giáp gác chuông chùa Bối Khê bị dỡ bỏ, thay vào đó nhà chùa cho xây dựng cổng hoàn toàn mới, kiến trúc không ăn nhập với cổng cũ. Hiện một bên cổng hoàn thành, bên còn lại còn dang dở.

Hoài Văn

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói gì về tòa nhà xây trái phép trên đèo Mã Pì Lèng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói gì về tòa nhà xây trái phép trên đèo Mã Pì Lèng

Sáng 5/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có thông tin chính thức liên quan đến vụ việc tòa nhà xây dựng trái phép trên đèo Mã Pì Lèng.