Doanh nghiệp dệt Trung Quốc phục hồi sau dịch, sợi Việt Nam hưởng lợi

Tháng 3/2020, các doanh nghiệp dệt ở Trung Quốc bắt đầu hoạt động trở lại, như vậy các doanh nghiệp sợi Việt Nam sẽ được hưởng lợi.

Trong 2 tháng đầu năm giá trị xuất khẩu sợi của Việt Nam giảm do tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc (thị trường xuất khẩu sợi lớn nhất của Việt Nam).

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 2/2020 cả nước xuất khẩu 145.923 tấn xơ sợi dệt, thu về 334,5 triệu USD, tăng 35,3% về khối lượng và tăng 37,3% về kim ngạch so với tháng 1/2020; so với tháng 2/2019 cũng tăng mạnh 43,2% về lượng, tăng 24,8% về kim ngạch.

Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu xơ sợi tăng 5,5% về lượng so với cùng kỳ năm 2019, đạt 253.789 tấn, giá trị thu về giảm 7,2%, đạt 577,9 triệu USD.

Giá xơ sợi xuất khẩu trong tháng 2/2020 tăng 1,6% so với tháng 1/2020 nhưng giảm 12,9% so với tháng 2/2019, đạt trung bình 2.292,3 USD/tấn. Tinh chung trong cả 2 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 2.277 USD/tấn.

Trung Quốc thị trường xuất khẩu sợi lớn của Việt Nam. 
Trung Quốc thị trường xuất khẩu sợi lớn của Việt Nam. 

Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại xơ sợi của Việt Nam, chiếm 45,4% trong tổng lượng và chiếm 46,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xơ sợi của cả nước, đạt 115.220 tấn, tương đương 270,57 triệu USD, giảm 12,5% về lượng và giảm 22% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, giá cũng giảm 10,9%, đạt 2.348,3 USD/tấn.

Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ xơ sợi của Việt Nam chiếm 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu xơ sợi của cả nước, đạt 27.732 tấn, tương đương 66,86 triệu USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 17,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; nhưng giá giảm 2,1%, đạt 2.411,1 USD/tấn.

Xơ sợi xuất khẩu sang Đông Nam Á - thị trường lớn thứ 3, chiếm 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu xơ sợi của cả nước, đạt 23.674 tấn, tương đương 60,4 triệu USD, giá 2.551,2 USD/tấn, tăng 25,9% về giá, tăng 17% kim ngạch, nhưng giảm 7,1% về lượng so với cùng kỳ năm trước.

Trong 2 tháng đầu năm giá trị xuất khẩu sợi của Việt Nam giảm do tình hình dịch bệnh bùng phát Trung Quốc (thị trường xuất khẩu sợi lớn nhất của Việt Nam) khiến các nhà máy dệt tại Trung Quốc phải ngưng hoạt động từ đó giảm nhu cầu nhập khẩu sợi từ Việt Nam.

Theo nhận định của các chuyên gia, tháng 3/2020, các doanh nghiệp dệt ở Trung Quốc bắt đầu hoạt động trở lại, như vậy các doanh nghiệp sợi Việt Nam sẽ không có đầu ra.

Lâu nay dệt nhuộm luôn là điểm nghẽn trong chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam , số lượng các doanh nghiệp dệt khá ít và chủ yếu sản xuất để phục vụ thị trường nội địa. Khi chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu bị gián đoạn trong hai tháng đầu năm các doanh nghiệp dệt ít bị ảnh hưởng hơn so với doanh nghiệp sợi và doanh nghiệp may. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài khiến nhu cầu dệt may toàn cầu sụt giảm, các doanh nghiệp dệt cũng sẽ gián tiếp bị ảnh hưởng.

Trong 2 tháng đầu năm xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc do dịch bệnh bùng phát ở các thị trường này khiến tình hình tiêu thụ hàng may mặc gặp khó khăn. Trong khi đó, thị trường Mỹ và EU vẫn duy trì được mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019. Đến tháng 03/2020, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại Mỹ và EU, một số khách hàng lớn ở hai thị trường này đã thông báo giãn hoặc hủy đơn hàng may mặc của Việt Nam. Tình trạng giãn hoặc hủy đơn hàng khiến nhiều doanh nghiệp có khả năng bị mất thanh khoản do vốn bị tồn đọng ở nguyên phụ liệu và thành phẩm, trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả lương để giữ chân người lao động.

Tính tới thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh đã bắt đầu được kiểm soát tại thị trường Trung Quốc, nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp may và đầu ra cho các doanh nghiệp sợi đã dần ổn định trở lại. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh lại dần trở nên nghiêm trọng tại Mỹ và EU (hai thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới) và hiện chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Do đó, nhu cầu dệt may toàn cầu trong thời gian tới có nguy cơ sụt giảm mạnh và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Theo dự báo quý 2/2020 là giai đoạn đỉnh điểm của tình trạng thiếu hụt đơn hàng sản xuất của tất cả các doanh nghiệp trong ngành, và tình trạng này còn kéo dài đến quý 3/2020 hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh của các quốc gia.

Xuất khẩu xơ sợi dệt 2 tháng đầu năm 2020

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/3/2020 của TCHQ)

Thị trường

2 tháng đầu năm 2020

So với cùng kỳ năm 2019 (%)

Tỷ trọng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

253.789

577.902.312

5,5

-7,23

100

100

Trung Quốc đại lục

115.220

270.568.246

-12,51

-22,03

45,4

46,82

Hàn Quốc

27.732

66.863.431

20,13

17,66

10,93

11,57

Thổ Nhĩ Kỳ

9.442

21.578.054

-8,18

-4,38

3,72

3,73

Thái Lan

8.664

21.340.930

4,34

1,26

3,41

3,69

Nhật Bản

5.347

16.535.226

32,81

32,33

2,11

2,86

Indonesia

4.528

14.260.283

24,81

17,45

1,78

2,47

Brazil

7.557

13.493.537

32,95

-3,81

2,98

2,33

Bangladesh

3.703

13.251.420

24,6

4,8

1,46

2,29

Pakistan

6.918

12.774.647

127,72

87,04

2,73

2,21

Đài Loan

4.741

12.199.498

46,64

23,21

1,87

2,11

Hồng Kông (TQ)

3.806

11.499.223

39,26

23,07

1,5

1,99

Malaysia

4.320

10.744.743

33,13

23,1

1,7

1,86

Mỹ

9.626

10.599.669

49,98

17,49

3,79

1,83

Ấn Độ

4.188

10.391.065

-28,39

-49,93

1,65

1,8

Ai Cập

4.686

9.855.052

27,34

17,36

1,85

1,71

Campuchia

3.353

8.714.589

110,88

75,28

1,32

1,51

Colombia

3.870

8.651.191

118,03

83,78

1,52

1,5

Philippines

2.809

5.337.377

37,83

13,18

1,11

0,92

Romania

1.040

4.026.380

   

0,41

0,7

Sri Lanka

914

3.466.412

   

0,36

0,6

Anh

3.193

3.031.106

49

25,59

1,26

0,52

Italia

598

1.846.951

-8,14

-22,15

0,24

0,32

Pê Ru

886

1.835.313

   

0,35

0,32

Chile

369

759.342

   

0,15

0,13

MY MY t/h

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương