Đơn vị làm sạch sông Tô Lịch của Nhật Bản bị nhắc nhở vì không tuân thủ các yêu cầu của thành phố

 Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng đơn vị làm sạch sông Tô Lịch đã không tuân thủ các yêu cầu của thành phố.

Sau khi nghe báo cáo của đơn vị này cũng như kết quả thu được sau khi tiến hành làm sạch một đoạn sông Tô Lịch, ý kiến phát biểu của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Doãn Toản, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung thống nhất kết luận và chỉ đạo nhiều nội dung liên quan.

Theo ông Chung cho biết: “Tổ chức Xúc tiến Thương mại Môi trường Nhật Bản và Công ty JVE đã không tuân thủ yêu cầu của thành phố: Sử dụng thông tin truyền thông trong quá trình thử nghiệm để khuếch trương công tác thí điểm xử lý khi chưa có kết quả thử nghiệm… gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội”.

Đơn vị làm sạch sông Tô Lịch của Nhật Bản bị nhắc nhở vì không tuân thủ các yêu cầu của thành phố

Qua việc này ông Chung yêu cầu đơn vị phải rút kinh nghiệm, đồng thời nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật Việt Nam và thành phố Hà Nội về vấn đề môi trường, xử lý ô nhiễm.

Bên cạnh đó UBND thành phố Hà Nội cũng hoan nghênh, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng công nghệ thực hiện nghiên cứu, đầu tư trên địa bàn Hà Nội, nhất là trong lĩnh vực môi trường.

UBND TP.Hà Nội đánh giá cao đề xuất thí điểm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano Bioreactor Nhật Bản của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Môi trường Nhật Bản.

UBNDTP.Hà Nội yêu cầu đơn vị này gửi kế hoạch, hồ sơ và tài liệu và Tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến công nghệ Nano-Bioreactor (có bản thuyết trình toàn bộ về công nghệ); Giấy chứng nhận công nhận công nghệ xử lý của Chính phủ Nhật hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận, hồ sơ giới thiệu năng lực của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Môi trường Nhật Bản; danh sách các công trình dự' án đã được xử lý bằng công nghệ Nano Bioreactor tại Nhật Bản và các nước khác. Đơn vị sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ này.

Ngoài ra, UBND TP.Hà Nội cũng đề nghị Sở Xây dựng rà soát và đưa ra một hồ nước đọng để tiến hành xử lý và làm sạch nước, bùn hồ bằng công nghệ nano-bioreactor, tuyệt đối thực hiện nghiêm túc, không được vội vàng đưa ra kết quả trước dư luận khi chưa được đánh giá kết quả.

Quá trình xử lý phải lấy mẫu không khí, nước, bùn tại các thời điểm trước, trong và sau xử lý để xét nghiệm các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn của Việt Nam. Mời các đơn vị khoa học độc lập có năng lực, kinh nghiệm để thẩm định đánh giá khách quan chính xác. Sau đó tổ chức Hội thảo mời các chuyên gia trong và ngoài nước, các sở, ngành của Hà Nội tham gia đánh giá kết quả, mọi chi phí sẽ do tổ chức Xúc tiến Thương mại Môi trường Nhật Bản, JVE chi trả.

Sau khi thực hiện các nội dung trên, UBND TP.Hà Nội sẽ mời Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, các chuyên gia để tham gia đánh giá công nghệ nano-bioreactor. 

Thanh Mai

Ô nhiễm không khí Hà Nội tiếp tục rơi vào mức báo động, cao nhất từ trước đến nay

Ô nhiễm không khí Hà Nội tiếp tục rơi vào mức báo động, cao nhất từ trước đến nay

Theo thống kê của Tổng cục Môi trường tại 556 Nguyễn Văn Cừ, chỉ số không khí sáng ngày 12/11 đã lên tới mức 341, mức cực kỳ nguy hại,