Du lịch châu Á sẽ gặp khó khăn cho đến năm 2024

Một báo cáo vừa mới công bố cho biết, Fiji, Sri Lanka, Malaysia và Maldives đang là những điểm du lịch triển vọng nhất châu Á - Thái Bình Dương sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, trong khi Hồng Kông được xếp vào dạng “tồi tệ nhất” do các chính sách hạn chế về biên giới của chính quyền Trung Quốc và Việt Nam nằm trong khu vực giữ bảng xếp hạng.

Singapore, Australia, Bangladesh, New Zealand, Nepal và Campuchia cũng nằm trong số 10 điểm đến hàng đầu, theo chỉ số về việc sẵn sàng cho du lịch năm 2022 do Economist Intelligence Unit (EIU) công bố.

EIU cho biết, những quốc gia đứng trong top 10 trong chỉ số được công bố đều đã nới lỏng các hạn chế về thị thực và nhập cảnh kể từ năm 2021 hoặc sớm hơn.

Sự kết hợp giữa việc tiêm chủng rộng rãi và sự phụ thuộc vào du lịch là những nguyên nhân hàng đầu tạo ra sự khac biệt trên, EIU cho biết trong báo cáo công bố hôm thứ Tư.

2021-09-14t144921z_1329868852_rc2kpp91p9mp_rtrmadp_3_health-coronavirus-malaysia-tourism-1.jpg
Du lịch châu Á sẽ gặp khó khăn cho đến năm 2024.

Theo chỉ số này, sau Hồng Kông, Brunei, Bhutan, Đài Loan (Trung Quốc), Samoa, Vanuatu, Nhật Bản, Trung Quốc và Lào là những điểm đến có điều kiện du lịch kém thuận lợi nhất.

Báo cáo cho biết, các nền kinh tế Đông Bắc Á, vốn ít phụ thuộc hơn vào du lịch, đã chậm mở cửa trở lại hơn, dự đoán Trung Quốc và các vùng lãnh thổ của họ là Hồng Kông và Ma Cao sẽ tuân thủ các chính sách nghiêm ngặt về “ Zero COVID” ít nhất là vào năm 2022.

“Trong khi Ma Cao được hưởng lợi từ một thỏa thuận song phương, trong đó khách du lịch Trung Quốc đại lục có thể đến thăm lãnh thổ đó mà không bị kiểm dịch, thì Hồng Kông - một trung tâm thương mại và tài chính toàn cầu - sẽ bị ảnh hưởng vì mất kết nối với thế giới”, EIU cho biết thêm.

Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Papua New Guinea, Indonesia, Việt Nam, Mông Cổ và Hàn Quốc được xếp giữa bảng về điều kiện du lịch.

Chỉ số đo lường mức độ thuận lợi của các điều kiện đối với du lịch dựa trên tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế, tỷ lệ tiêm chủng của địa phương, sự dễ dàng đi lại và sự thuận tiện khi trở về nhà.

Gary Bowerman, giám đốc công ty nghiên cứu du lịch và lữ hành Check-in Asia có trụ sở tại Kuala Lumpur, cho biết báo cáo cho thấy châu Á - Thái Bình Dương vẫn kém xa châu Âu và Bắc Mỹ khi bắt đầu khởi động lại du lịch.

EIU cho biết du lịch trong khu vực, ngoại trừ Fiji và Maldives, có khả năng sẽ không phục hồi trở lại mức trước đại dịch cho đến ít nhất là năm 2024, phần lớn là do các chính sách hạn chế về biên giới của Trung Quốc. Trong số 28 nền kinh tế trong bảng xếp hạng, 13 nền kinh tế dựa vào nguồn khách đến từ Trung Quốc.

Các rủi ro khác đối với sự phục hồi được nhóm nghiên cứu nêu bật bao gồm các biến thể coronavirus mới, giá dầu cao hơn và lạm phát tăng vọt.

“Hầu hết các quốc gia đều bắt đầu lại gần như từ đầu, sau hai năm, và việc xây dựng lại mọi thứ trong ngành du lịch là rất khó khăn sau hai năm đóng cửa, đặc biệt là với các hãng hàng không”, Bowerman nói.

Cũng theo Bowerman, các hãng hàng không là nhân tố lớn quyết định đến du lịch và họ đang rất thận trọng trong việc đưa các chuyến bay trở lại bởi giá nhiên liệu và cuộc chiến Ukraina-Nga đang khiến tình hình trở nên khó khăn hơn.

THÁI BÌNH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương