Facebook sẽ gửi cảnh báo đến người dùng các tin giả về dịch bệnh

Facebook đang nỗ lực ngăn chặn các thông tin sai lệch về dịch bệnh gây ảnh hưởng đến người dùng.

Hãng AP đưa tin, một thông báo mới sẽ được gửi đến người dung đã nhấp vào, bày tỏ cảm xúc hay bình luận các bài đăng có nội dung gây hại hoặc sai lệch về Covid-19 sau khi người kiểm soát xóa đi. 

Đây là cảnh báo của Facebook và sẽ được triển khai trong vài tuần tới, mục đích là điều hướng người dùng đến các thông tin từ trang web của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê và gỡ bỏ những tin đồn về virus Covid-19. 

Facebook sẽ gửi cảnh báo đến người dùng các tin giả về dịch bệnh

Thời gian gần đây, không chỉ Facebook mà Google và Twitter cũng đang áp dụng các quy tắc chặt chẽ, các thuật toát để kiểm tra thông tin sai lệch về virus.

Ngày 16/4, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg cho biết một trong những ưu tiên hàng đầu của Facebook bây giờ là đảm bảo để người dùng có thể thấy thông tin chính xác và có thẩm quyền trên tất cả các ứng dụng của Facebook.

Tháng 3 vừa qua họ đã gắn hơn 40 triệu nhãn cảnh báo với các video, bài đăng về dịch bệnh mà được xác định là ngụy tạo và gây hiểu nhầm. 

Việc “gắn nhãn” tin giả được tiến hành trên cơ sở 4.000 kiểm tra thực tế. Facebook cho biết những nhãn cảnh báo đó đã ngăn được 95% người dùng nhấp vào thông tin sai lệch.

Get The Fact (Tiếp nhận dữ liệu) - một trung tâm của Facbook sẽ quảng bá các bài chữa lỗi thông tin sai lệch về Covid-19.  Cung cấp thông tin đáng tin cậy thực tế là hữu ích hơn việc chỉ đơn giản “xóa lỗi”.

Tuy nhiên, các thông tin sai lệch, các tuyên bố về phương pháp điều trị Covid-19 vẫn đang xuất hiện làm hỏng các biện pháp bảo vệ Facebook. 

Tính năng thông báo mới chỉ áp dụng cho các bài đăng trên nguồn cấp dữ liệu tin tức chính của người dùng, không phải trong các nhóm, nơi thông tin sai lệch thường được phát tán không kiểm soát.

Theo nghiên cứu của Avaaz, có gần gần 200.000 lượt người dùng Facebook quan tâm đến chủ đề chất chlorine dioxide có thể diệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Ngoài ra còn có 100 thông tin sai lệch về dịch bệnh được xem hàng triệu lần, sau đó tin này đã bị đánh dấu là tin giả gây hiểu nhầm. 

Các thông tin sai lệch không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý người dùng mà còn có thể là tác động gián tiếp gây ra cái chết của nhiều người. Ví dụ như việc 300 người chết và 1.000 người ở Iran đã bị ngộ độc sau khi uống methanol chỉ vì đọc được nguồn tin loại cồn này có thể chữa được Covid-19. 

Thanh Mai

Hà Nội kiến nghị kéo dài thời gian cách ly xã hội đến hết tháng 4

Hà Nội kiến nghị kéo dài thời gian cách ly xã hội đến hết tháng 4

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đồng ý kiến nghị Ban chỉ đạo Thành phố trình Thủ tướng cho phép Hà Nội kéo dài thời gian cách ly xã hội.