Nhà ở Thương mại giá thấp, thị trường giảm giá vẫn "Chờ"

Có một thực tế, giá sơ cấp trên thị trường BĐS vẫn không có dấu hiệu giảm, mặc dù cận kề cuối năm. Có chăng, sự chờ đợi của người mua được các CĐT dành sự ưu đãi "mạnh tay" hơn so với thời điểm chưa có dịch.

Theo ghi nhận, hiện hoạt động truyền thông, tiếp thị, quảng cáo…dự án bắt đầu trở lại thị trường. Khách hàng cũng bắt nhịp, quan tâm và có nhu cầu mua BĐS. Thế nhưng, tâm lý thận trọng, chờ đợi, quan sát diễn biến thị trường vẫn là diễn biến chung dễ nhận thấy hiện nay.

Theo ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D DKRA Vienam, đối với thị trường thứ cấp, đa số người mua vẫn có tâm lý thận trọng và chờ hết năm. Mức giá có thể không biến động quá nhiều, đặc biệt đối với đất nền.

Không chỉ người mua ở thực mà NĐT cũng là đối tượng trông chờ vào sự giảm giá của thị trường đến cuối năm. Câu hỏi cho thị trường BĐS lúc này là khi nào thị trường BĐS khởi sắc trở lại thì có đến 81% khách hàng cho rằng thị trường sẽ khởi sắc vào năm 2021 hoặc 2022. Điều này nói lên xu hướng tâm lý chờ đợi giảm giá ngày càng nhiều của nhà đầu tư và người mua nhà đang chờ đợi sự "xuống giá" vào cuối năm và khởi sắc vào năm sau.

Có khá nhiều trường hợp NĐT mới tham gia thị trường tiếp tục giữ tâm lý đợi chờ giá giảm thêm vào cuối năm để "xuống tiền", ngay cả khi dịch Covid-19 đang được kiểm soát tốt tại Việt Nam. Điều này cho thấy, người mua vẫn kì vọng giá nhà sẽ giảm vào cuối năm nên chưa vội tham gia vào thị trường.

Theo khảo sát trước đó của Batdongsan.com.vn, đa số nhà đầu tư và người mua nhà vẫn có tâm lý chờ đợi thị trường BĐS sẽ giảm giá. 55% số người được hỏi cho rằng giá BĐS 3 tháng cuối năm sẽ giảm.

Lượng giao dịch, tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa trong quý cuối năm sẽ tăng so với quý 3. Hầu hết thị trường cả nước không có biến động về giá.

Làn sóng đầu tư, mua sắm dịp cuối năm có thể sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS cả nước, trong đó tác động đến mặt bằng giá các dự án, xu hướng vẫn tăng chứ không giảm.

Theo ghi nhận, ở một số phân khúc chuyên gia nhận định giá thứ cấp sẽ giảm nhẹ đến cuối năm nhưng là cục bộ, trong khi nhìn chung trên thị trường giá BĐS vẫn đà tăng do đặc thù về sự khan hiếm, nhu cầu thực tế trên thị trường còn lớn.

Theo dự báo của CBRE Việt Nam, đến cuối năm nguồn cung nhà ở chào bán sẽ được cải thiện dần trong Quý 4/2020 và đạt khoảng 15.000 căn cho cả năm. Sản phẩm trung cấp và cao cấp đang chiếm tỷ trọng cao với lượng nhỏ nguồn cung từ phân khúc hạng sang. Về khu vực, phía Đông sẽ tiếp tục là các điểm nóng của thị trường, với nhiều dự án mới tại khu vực Quận 2 và Quận 9.

Đồng Nai triển khai 88 dự án hạ tầng tại huyện Nhơn Trạch - Khoa học và đời  sống

Giá bán trung bình toàn thị trường trong cả năm 2020 được kỳ vọng tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó phân khúc cao cấp và hạng sang được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng khoảng 3% so với cùng kỳ năm trước. Các dự án trung cấp dự kiến có mức tăng giá khoảng 5% so với cùng kỳ với mức giá đã tăng nhanh trong hai quý đầu năm.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá nhà đang quá cao và vượt xa mức thu nhập của đại đa số người dân lao động, theo các chuyên gia xuất phát từ 2 vấn đề lớn là giá đất cao và sự chồng chéo, hạn chế trong các cơ chế chính sách và thủ tục hành chính liên quan đến nhà ở đẩy giá nhà lên cao.

Ở góc độ đơn vị quản lý, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh thừa nhận thời gian qua nhiều biện pháp đã được Chính phủ, bộ ngành và địa phương đưa ra nhưng đến nay chưa phát huy hiệu quả như mong muốn.

Theo ông Sinh trong Nghị quyết mà Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ đã tập trung kiến nghị hàng loạt ưu đãi nhằm sớm tạo ra bước chuyển cho việc phát triển nhà ở thương mại giá thấp - dưới 20 triệu đồng/m2 trong thời gian tới.

Thông tin từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, tại Hà Nội, phân khúc nhà ở chung cư giá dưới 25 triệu/m2 đã gần như tuyệt chủng. Tương tự, tại Tp. Hồ Chí Minh nếu như cách đây vài ba năm, với trên dưới 1 tỷ đồng có thể mua được một căn hộ ở ngoại ô Sài Gòn thì nay cầm trong tay 1,5 tỷ đồng người mua gần như tuyệt vọng vì căn hộ giá rẻ đã biến mất hoàn toàn khỏi thị trường. Chính việc này đã khiến cho giấc mơ "an cư" của không ít người dân ngày càng trở nên xa vời.

Mới đây, trong kiến nghị gửi tới Ban Dân nguyện, Bộ Xây dựng, cử tri TP.HCM đề xuất giảm 50 - 70% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cho dự án nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội cho thuê để phát triển nhà ở vừa túi tiền.

Bộ Xây dựng cho biết đang trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về phát triển nhà ở thương mại giá thấp - dưới 20 triệu đồng/m2 với nhiều cơ chế đột phá.

Kiên Cương

( Tổng Hợp)