Gia tài âm nhạc ghi dấu ấn của nhạc sĩ Phó Đức Phương

Những ca khúc gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Phó Đức Phương như Những cô gái quan họ, Hồ trên núi, Một thoáng Tây Hồ...

Nhạc sĩ Phó Đức Phương đã trút hơi thở cuối cùng vào trưa ngày 19/9 sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, sự ra đi của ông để lại biết bao niềm tiếc nuối trong lòng khán giả cũng như bạn bè, đồng nghiệp. 

Dù bén duyên với nghệ thuật có phần muộn nhưng nhạc sĩ Phó Đức Phương lại chứng minh với giới chuyên môn cùng công chứng cho thấy sự sáng tạo dồi dào trong hầu hết chặng đường sáng tác của ông.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương.

Nhắc đến nhạc sĩ Phó Đức Phương, chắc hẳn mỗi chúng ta đều biết đến rất nhiều ca khúc trữ tình nổi tiếng như Hồ trên núi, Trên đỉnh Phù Vân, Một thoáng Tây Hồ, Huyền thoại hồ núi Cốc, Khúc hát phiêu ly... Đây chính là gia tài to lớn mà ông để lại cho nền âm nhạc Việt Nam mà biết bao nhiêu thế hệ luôn khắc sâu. 

Ngoài ra, ông còn viết nhạc cho hàng chục bộ phim: Những đứa con, Trăng rằm, Lưu lạc, Giông tố... và nhạc cho nhiều vở sân khấu như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Nguồn sáng trong đời. Tôi và chúng ta, Nghêu sò ốc hến, Thầy khoá làng tôi, Rừng trúc.

Trên đỉnh Phù Vân

Đây là một sáng tác được đạo diễn Lê Hùng và tác giả Nguyễn Khắc Phục đặt hàng nhạc sĩ Phó Đức Phương sáng tác cho vở kịch Yêu trên đỉnh Phù Vân của Đoàn kịch Hải Phòng khoảng năm 1995. 

Ca khúc mang khát vọng tình yêu, âm hưởng dân gian đương đại đầy cảm xúc. Những ca từ có phần ma mị cho đến nay vẫn ghi dấu ấn trong lòng người nghe: "Mênh mang mênh mang Phù Vân Yên Tử/ Vi vu vi vu Trúc Lâm thiền tự/ Thổn thức nỗi lòng ai kẻ tình si/ Nước mắt tràn mi tìm người trong mộng". Người thể hiện thành công ca khúc này và được ông đánh giá là hát đúng tinh thàn bài hát nhất là đó là ca sĩ Mỹ Linh. 

"Trên đỉnh Phù Vân" - Mỹ Linh thể hiện.

Chảy đi sông ơi

Ca khúc được nhạc sĩ Phó Đức Phương sáng tác cho vở kịch Thuyền lá (kịch bản Chu Thơm) của Nhà hát Kịch Việt Nam. Trong đó kể về mối tình đẹp của cặp đôi yêu nhau đầy cháy bỏng nhưng phải chia xa. Vì qua đau khổ, họ tìm đến cái chết nhưng khi đứng trước dòng sông đầy hiền hòa, mọi bi kịch trong lòng đều được cảm hóa. Nhạc sĩ kết hợp âm nhạc dân gian và tiết tấu hiện đại tạo cảm giác gần gũi với công chúng. Ca khúc được Việt Hoàn, Ngọc Tân, Quang Lý và nhiều ca sĩ thể hiện.

"Chảy đi sông ai" - Việt Hoàn thể hiện.

Hồ trên núi

Tác phẩm được sáng tác năm 1971 dành cho phim tài liệu nghệ thuật Sông nước quê hương của đạo diễn Khánh Dư. Ông đã cùng đoàn phim lên Lục Ngạn (Bắc Giang) thăm một số công trình thủy lợi, trong đó có hồ Cấm Sơn. Khi đang ngồi trên thuyền, nhạc sĩ bỗng viết ra ca từ cho bài hát. Ca khúc lần đầu được biết tới qua giọng hát của ca sĩ Quang Phác, phát trên Đài tiếng nói Việt Nam.

"Hồ trên núi" - Quang Phác thể hiện.

Huyền thoại hồ Núi Cốc

Đây là một sáng tác được ông viết vào năm 1982. Trong đó nói đến truyện dân gian về đôi trai gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau, vì vậy họ đã hóa thành núi và sông để mãi cạnh nhau. "Một người đau nước mắt thành sông. Một người chờ, chờ hóa núi. Ơi chàng trai ơi ngọn núi biếc. Ơi cô gái ơi dòng sông sâu"... là những câu hát quen thuộc da diết. Lời hát giàu hình tượng, kết hợp dân ca quan họ Bắc Ninh.

Huyền thoại hồ Núi Cốc - Anh Thơ thể hiện.

Về quê

Về quê được nhạc sĩ sáng tác năm 1998 cho đoàn quan họ Bắc Ninh để đi hội diễn theo lịch của Bộ Văn hóa. Theo chia sẻ của chính nhạc sĩ, ông từng nhiều lần quá xúc động mà phải dừng bút, những lời ca như chính những tiếng lòng từ sâu thẳm trái tim ông. Trong ca khúc ông, sử dụng âm nhạc đậm chất dân gian đồng bằng Bắc bộ, ca từ mang tính hình tượng gợi nhớ hình ảnh làng quê êm đềm.

"Về quê" - Xuân Hinh thể hiện.

Những cô gái quan họ

Những cô gái quan họ là sáng tác đầu tay của Phó Đức Phương, ra đời trong bối cảnh khi ông ngồi ngắm nhìn khung cảnh làng quê quan họ: "Trên quê hương quan họ. Một làn nắng cũng mang điệu dân ca. Giữa mùa lúa thơm cánh cò bay đẹp như trong mộng".

"Những cô gái quan họ" - Trọng Tấn thể hiện.

Khúc hát phiêu ly

Khúc hát phiêu ly ra đời khoảng năm 1996. Khi nhạc sĩ về Bắc Ninh, ông đã hoài niệm về dòng sông Tương và tiếng sáo của Trương Chi - chàng ngư dân trong truyện cổ tích Việt Nam.

Ông mượn câu chuyện chuyện tình giữa Trương Chi và Mỵ Nương viết nên khúc hát tình duyên tan vỡ đầy ai oán này. Người thể hiện bài hát thành công nhất và Phó Đức Phương ưng ý nhất là ca sĩ Minh Thu. "Tôi hài lòng ở mức tuyệt vời", ông nói. 

"Khúc hát phiêu ly" - Minh Thu thể hiện.

Một thoáng Tây Hồ

Đây là một sáng tác năm 1984 của Phó Đức Phương. Nội dung bài hát ca ngợi vẻ đpj thắng cảnh nổi tiếng thủ đô. Nhạc sĩ sử dụng ngôn từ giàu tính hình tượng - đặc trưng trong âm nhạc và kết hợp âm hưởng ca trù tạo giai điệu ma mị, huyền bí.

"Một thoáng Tây Hồ" - Thanh Lam thể hiện.

Thanh Mai

Giá xăng đang tăng vọt nhưng đừng mong doanh số bán xe điện sẽ theo sau

Giá xăng đang tăng vọt nhưng đừng mong doanh số bán xe điện sẽ theo sau

Trong bối cảnh Nga tấn công Ukraina đẩy giá khí đốt lên mức cao kỷ lục, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang một phương tiện chạy hoàn toàn bằng điện hoặc tiết kiệm nhiên liệu hơn.