Biến thể Omicron có gây ra đợt ‘sang chấn tâm lý’ mới cho kinh tế thế giới?

Dự báo giá vàng ngày 24/3 sẽ hồi phục sau khi các ngân hàng trung ương áp dụng các biện pháp để giảm những thiệt hại kinh tế do dịch COVID-19 gây ra.

Niềm tin của các nhà đầu tư bị lung lay

Rõ ràng, thế giới có nhiều điều phải lo lắng nếu chủng vi khuẩn mới nhất này, được báo cáo lần đầu tiên ở Nam Phi, bùng nổ trên phạm vi toàn cầu. Thậm chí, nhiều hơn thế, nếu nó được chứng minh là có thể kháng lại các loại vaccine hiện có.

Ngay sau khi xuất hiện thông tin về biến thể Omicron, các nhà đầu tư nhảy vọt gần như ngay lập tức chuyển sang trạng thái phòng thủ và điều này, theo các chuyên gia nó giống như là một sự “phản bội” lại nền kinh tế thế giới. Sự phản ứng quá thái này tạo ra một cảm giác rằng nền kinh tế thế giới đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Giữa những rủi ro do coronavirus, lạm phát, sự cố chuỗi cung ứng và căng thẳng địa chính trị,… làm cho rất ít người hy vọng rằng kinh tế thế giới sẽ đi vào “vùng nước lặng” vào năm tới. Và nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư càng tăng lên khi biến thể Omicron xuất hiện trong bối cảnh năm 2021 bước vào tháng cuối cùng.

Ngay cả những phương tiện mà các nhà đầu tư xem là nơi “trú ẩn an toàn” cũng trở nên lung lay.

Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường châu Á cao cấp tại sàn giao dịch OANDA nhận xét: “Thật thú vị, cả vàng và Bitcoin đều thất bại, và có vẻ như đây không phải là thiên đường hay rào cản lạm phát khi thế cờ thực sự đi lên”.

Trong bối cảnh này, lời khuyên tốt nhất có thể đến từ nhà kinh tế trưởng Brian Coulton của Fitch Ratings.

xi-jinpinger-e1636713454660.png
Ông Tập Cận Bình có thể tiếp tục siết chặt chiến lược "Zero-Covid" nếu biến thể Omicron thực sự nguy hiểm.

Ông nói: “Còn quá sớm để đưa tác động của biến thể Omicron vào dự báo tăng trưởng kinh tế của chúng tôi cho đến khi chúng ta biết nhiều hơn về khả năng lây truyền và mức độ nghiêm trọng của nó. Chúng tôi hiện tin rằng, một cuộc suy thoái toàn cầu lớn, đồng bộ khác, chẳng hạn như đã thấy trong nửa đầu năm 2020, rất khó xảy ra, nhưng sự gia tăng lạm phát sẽ làm phức tạp các phản ứng kinh tế vĩ mô nếu biến thể mới được duy trì”.

Trung Quốc có siết chặt biện pháp “Zero-Covid”

“Đám mây” mới này sẽ gây ra khó khăn cho Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước đang phát triển ở châu Á. Tuy nhiên, với riêng Trung Quốc, có thể duy trì mức tăng trưởng trên 6% đã giảm đi đáng kể.

Sẽ có điều đó đặc biệt xảy ra nếu ông Tập Cận Bình tiếp tục tăng áp lực lên chính sách tiếp cận “Zero – Covid” của mình.

Mark Williams tại Capital Economics cho biết: “Nếu sự lan rộng của biến thể Omicron, biến thể có khả năng lây nhiễm cao khiến cho chiến lược ‘Zero-covid’ không thể thực hiện được, Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ siết chặt thêm lệnh phong tỏa. Chí ít là trong ngắn hạn”.

Williams lưu ý rằng, ông Tập có thể cảm thấy áp lực khi phải hành động quyết đoán hơn nữa.

Morgan Stanley cho biết trong một báo cáo hôm thứ Hai, rằng chủng Omicron có thể trì hoãn việc mở cửa trở lại ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, những thị trường đã được đưa vào kế hoạch của các nhà đầu tư.

2018-02-22t204009z_2050567285_rc1e32d6b6d0_rtrmadp_3_usa-australia-e1521433206367.jpg
Ông Powell - Chủ tịch FED.

Các nhà kinh tế của trung tâm Morgan Stanley thì lập luận rằng: “Các nền kinh tế này phần lớn đã duy trì chiến lược ‘Zero- Covid’. Với sự xuất hiện của biến thể mới này, tác động kinh tế ngắn hạn có thể sẽ bị hạn chế - nó có nghĩa là bất kỳ nỗ lực mở cửa trở lại nào có thể sẽ khiến tình hình dịch bệnh bị đẩy đi xa hơn nữa, điều này sẽ trì hoãn sự phục hồi trong tăng trưởng tiêu dùng”.

Điều đáng lo ngại thực sự là sau gần hai năm chống chọi với đại dịch và 13 năm hồi phục sau cuộc khủng hoảng năm kinh tế toàn cầu năm 2008, ngân sách của các quốc gia đang cạn kiệt.

Coulton, một nhà phân tích của Fitch cho biết: “Quy mô của các gói hỗ trợ khẩn ấp để đối phó với đại dịch đã hạn chế từ phía cung đã tăng nhiều so với kỳ vọng ban đầu của chúng tôi ”.

Tuy nhiên, chuyên gia Coulton cũng lưu ý rằng, “sự gia tăng lạm phát gần đây sẽ làm phức tạp thêm cho bất kỳ chính sách nào để đối với Omicron, điều này có thể tiếp tục gây ra lạm phát nếu các nước đưa ra các lệnh phong tỏa mới. Các lệnh phong tỏa này chắc chắn sẽ gây ra tình trạng hạn chế nguồn cung lao động, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt và tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Do đó, chúng tôi tin rằng các ngân hàng trung ương có thể cảnh giác với việc trì hoãn quá trình bình thường hóa các chính sách tiền tệ”, Coulton nói thêm.

Nền kinh tế Mỹ đang bị đe dọa?

Hôm thứ Hai, Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo, rằng biến thể Covid mới và sự gia tăng các ca nhiễm và điều này sẽ đe dọa nền kinh tế Mỹ và làm phức tạp triển vọng lạm phát vốn đã không chắc chắn.

Ông Powell nói với các nhà lập pháp: “Sự gia tăng gần đây trong các trường hợp nhiễm Covid-19 và sự xuất hiện của biến thể Omicron gây ra rủi ro đối với thị trường việc làm và hoạt động kinh tế, đồng thời gia tăng sự không chắc chắn đối với lạm phát”.

Trong khi đó, Ian Shepherdson tại Pantheon Macroeconomics thì lưu ý rằng, “nếu bức tranh (khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron-PV) rõ ràng hơn và tích cực chưa xuất hiện vào thời điểm cuộc họp của Fed diễn ra ngày 14-15/12, thì Fed có lẽ sẽ trì hoãn quyết định đẩy nhanh việc giảm mua tài sản”.

Một số người nghĩ rằng Fed đang tăng tốc độ mua tài sản, trong khi các nhà hoạch định chính sách việc rủi ro lạm phát gia tăng trong thời gian tới. Nhà kinh tế Matt Luzzetti tại Deutsche Bank cho rằng, “bộ sậu” của ông Powell sẽ tăng mức mua tài sản từ 15 tỷ USD lên 30 tỷ USD mỗi tháng.

Ngoài ra, Luzzetti cũng cho rằng Fed có thể tăng lãi suất ngắn hạn vào tháng 6, sớm hơn so với dự báo trước đó của ông là vào tháng 7.

vaccines.jpg
Hiệu quả của vaccine trước biến chủng Omicron sẽ cứu vãn kinh tế thế giới?

“Tuy nhiên,” Luzzetti nói thêm, “nếu các điểm dữ liệu quan trọng trong hai tuần tới gây thất vọng về mặt vật chất; tình trạng hỗn loạn thị trường không lắng xuống; hoặc tin tức về biến thể Omicron tiêu cực hơn thì chúng tôi sẽ xem xét lại kỳ vọng này”.

Cho đến trước khi biến thể Omicron xuất hiện, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến tăng trưởng toàn cầu sẽ đạt 4,9% trong năm tới. Giờ đây, theo nhà phân tích Gregory Daco tại Oxford Economics, các nhà phân tích đang phải tính toán lại với một loạt rủi ro đang chờ đợi.

Nếu Omicron dẫn đến "các triệu chứng tương đối nhẹ" và vaccine chứng minh hiệu quả, thì theo Gregory Daco, biến thể này chỉ có thể làm giảm 0,25 điểm % so với tăng trưởng toàn cầu trong năm tới. Nếu điều ngược lại xảy ra dẫn đến các đợt phong tỏa hàng loạt thì tăng trưởng năm 2022 sẽ ở mức thấp hơn 2,3% so với mức 4,5% mà Oxford Economics đã dự kiến ​​trước đó.

Nhà kinh tế Robert Carnell tại ING Bank cho biết, có một số lạc quan ​​rằng thị trường đã xoa dịu nỗi lo sợ về trường hợp xấu nhất.

“Chúng tôi đã chứng kiến ​​lợi suất Kho bạc Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất vào hôm thứ Sáu. Các cổ phiếu đang được xem xét thận trọng hơn một chút”.

Hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đúng khi nói rằng Omicron là lý do để lo ngại, không phải hoảng sợ. Tuy nhiên, các thị trường giao dịch với sự “sang chấn tâm lý” trong 22 tháng qua có thể thấy điều đó nói dễ hơn làm.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương