Grab được "rót" hơn 850 triệu USD từ MUFG, TIS để phát triển các dịch vụ tài chính

Grab vừa chi gần 1 tỷ USD để giúp đạt được tham vọng về một "siêu ứng dụng" của mình.

Nguồn tin từ CNN Philippines, công ty khởi nghiệp Singapore đang nhận được khoản tiền mặt trị giá 850 triệu USD từ các nhà đầu tư và họ dự định bơm vào thanh toán kỹ thuật số cũng như dịch vụ tài chính.

Ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản, Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ, đã đầu tư hơn 700 triệu USD, phần còn lại đến từ TIS, một công ty giải pháp CNTT của Nhật Bản.

Việc "bơm tiền" diễn ra khi Grab đang chiến đấu để giành thị phần trước GoJek của Indonesia.

Chủ tịch Grab Ming Maa cho biết trong một tuyên bố rằng công ty sẽ hợp tác với Mitsubishi và TIS để hợp tác phát triển các sản phẩm tài chính. "Đảm bảo quyền tiếp cận nhiều hơn vào các dịch vụ và sản phẩm tài chính với giá cả phải chăng và dễ tiếp cận là chìa khóa để gia tăng tài chính ở Đông Nam Á,' Maa nói.

Trước đó, Chủ tịch Grab Ming Maa cũng cho biết startup này đang tìm cách mở rộng dịch vụ tài chính ở thị trường tài sản Đông Nam Á. "Khoảng 40% khách hàng của chúng tôi không hài lòng với đối tác ngân hàng của họ bởi họ phải chịu mức phí đắt và cả các loại phí vô hình. Chúng tôi muốn dịch vụ ngân hàng phải đơn giản như là gọi xe", ông Ming Maa khẳng định.

Grab được

Năm 2018 là cột mốc quan trọng của công ty khi họ mua lại toàn bộ mảng dịch vụ này tại khu vực Đông Nam Á của đối thủ cạnh tranh Uber.

Hiện tại, Grab đã trở thành công ty “decacorn” (start-up có giá trị vượt quá 10 tỷ USD) với mức định giá gần 14 tỷ USD, sau khi nhận được 1.46 tỷ USD cho vòng tài trợ Series H đang diễn ra từ Vision Fund của SoftBank vào tháng 3/2019.

Kể từ khi Uber ra khỏi Đông Nam Á vào năm 2018, Grab đã đẩy mạnh cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực như GoJek, có trụ sở tại Jakarta. GoJek ra mắt trên sân nhà của Grab năm 2018.

Cả hai công ty đã mở rộng ra ngoài việc dịch vụ vận chuyển, họ đang cố gắng tạo ra những "siêu ứng dụng" cung cấp cho khách hàng mọi thứ từ giao thực phẩm đến các dịch vụ tài chính.

Năm ngoái, Grab đã triển khai các dịch vụ tài chính như bảo hiểm tiêu dùng cũng như cho vay đối với người dùng.

Grab thống trị ngành công nghiệp gọi xe tại 8 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, còn GoJek chỉ thống trị ở quê nhà Indonesia.

Grab được

Thật thú vị khi biết rằng cả Grab và Go-Jek đều là những đối thủ cạnh tranh khốc liệt ở khu vực Đông Nam Á và những người sáng lập của hai công ty quen biết nhau từ thời còn theo học tại trường Harvard. Go-Jek, được thành lập bởi Kevin Aluwi, Michaelangelo Moran và Nadiem Makarim vào năm 2010, là nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và gọi xe có trụ sở đặt tại Indonesia, hiện công ty đã triển khai hơn 18 loại hình dịch vụ.

Tương tự như Grab, đang nỗ lực trở thành một siêu ứng dụng, Go-Jek bắt đầu hoạt động như một dịch vụ gọi điện đặt xe, và hiện đang cung ứng các dịch vụ từ foodtech, fintech đến “siêu giao hàng” trong địa phương cũng như dịch vụ massage. Theo các nguồn tin của Techcrunch, định giá hiện tại của Go-Jek chỉ xấp xỉ mức 10 tỷ USD.

Tham khảo: CNN, Techcrunch

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương