Hà Nội sẽ xóa bỏ hoàn toàn than tổ ong gây ô nhiễm môi trường

Hà Nội mục tiêu sẽ xóa bỏ hoàn toàn 15.000 bếp than tổ ong gây ô nhiễm môi trường. Việc giảm bếp than tổ ong sẽ giúp chỉ số bụi mịn PM2.5 giảm đáng kể.

Trong Hội nghị báo cáo đánh giá kết quả sáu tháng đầu năm của Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) Hà Nội, thành phố đang hướng tới mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong vào cuối năm 2020. Tính đến tháng 6, Hà Nội giảm 72,8% số lượng bếp than tổ ong so với năm 2017 và hiện vẫn còn 15.418 bếp than tổ ong, nguồn tin từ VTV.vn.

Hà Nội sẽ xóa bỏ hoàn toàn than tổ ong gây ô nhiễm môi trường

Bằng việc sử dụng mô hình kiểm kê phát thải trong ba năm gồm: Kiểm kê số lượng bếp than từng quận, thời gian sử dụng trung bình một bếp than, số lượng người chịu ảnh hưởng do bếp than. Sở TN-MT dùng các số liệu được tổng hợp nhân với hệ số phát thải dựa theo hướng dẫn của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC 2006), kết quả khả quan.

Quận Hoàn Kiếm loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng bếp than tổ ong, huyện Sóc Sơn giảm 99%, huyện Ứng Hòa giảm 98% và quận Long Biên giảm 91%. Bốn quận, huyện này đã giảm từ gần 15.000 bếp than tổ ong (vào năm 2017) xuống còn 420 bếp vào tháng 6/2020.

Hà Nội sẽ xóa bỏ hoàn toàn than tổ ong gây ô nhiễm môi trường

Theo đánh giá của Sở TN-MT Hà Nội, việc giảm bếp than tổ ong giúp giảm tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí từ nấu ăn cho 160.000 gia đình ở Hà Nội, thành phố đang hướng tới mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong vào cuối năm 2020.

Việc giảm bếp than tổ ong giúp chỉ số bụi mịn PM 2.5 giảm từ hơn 2.300 tấn năm 2017 xuống còn khoảng 1.600 tấn năm 2020. CO, khí độc trong thành phần bếp than tổ ong, giảm từ hơn 26.000 tấn xuống còn 8.000 tấn. Lượng khí thải CO2 từ việc sử dụng bếp than tổ ong giảm hơn 382.000 tấn/năm.

PV (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương