Hàn Quốc gây tranh cãi vì phong tỏa khoa tâm thần của bệnh viện Daenam

Quyết định phong tỏa khoa Tâm thần thuộc bệnh viện Daenam đang là vấn đề gây tranh cãi vì bệnh nhân dường như bị "bỏ mặc" với virus covid-19.

Tính đến sáng ngày 1/3, có 101 bệnh nhân thuộc khoa Tâm thần bệnh viện Daenam ở Cheongdo, tỉnh Gyeongsang Bắc bị nhiễm virus covid-19, có 7 người đã tử vong. Để đối phó với dịch virus covid-19, quan chức bệnh viện Daenam và cơ quan y tế Hàn Quốc đã quyết định phong tỏa khoa tâm thần và hơn 100 bệnh nhân bên trong.

Tuy nhiên, quyết định này lại vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng việc đóng cửa khoa tâm thần đã chạm vào vấn đề đạo đức lẫn hiệu quả phòng dịch, lại diễn ra giữa một tình thế cấp bách. Trong khi chính phủ Hàn Quốc không hề tiến hành phong tỏa trên diện rộng ở các thành phố mặc cho dịch bệnh đang lây lan mạnh.

  Bệnh nhân ngủ chung phòng trên các tấm nệm. Ảnh: Trung tâm Y tế Quốc gia Hàn Quốc.

Bệnh nhân ngủ chung phòng trên các tấm nệm. Ảnh: Trung tâm Y tế Quốc gia Hàn Quốc.

Ngày 27/2, giới chức y tế Hàn Quốc tuyên bố sẽ chuyển các bệnh nhân khỏi khoa này, theo lời của Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc, đây là quyết định đầy “khổ tâm”. Nhưng đây là biện pháp bất khả kháng và khó tìm được nơi nào điều trị virus lại vừa điều trị bệnh tâm thần. Các bác sĩ từ Trung tâm Y tế Quốc gia Hàn Quốc (NMC) đặt ra câu hỏi rằng một khoa nội trú như vậy có phải là môi trường thuận lợi cho virus lây lan hay không.

Vụ bùng phát dịch Covid-19 tại Bệnh viện Daenam cũng phản ánh thách thức mà các cơ sở y tế, viện dưỡng lão và các cơ sở nội trú khác gặp phải trong bối cảnh dịch bệnh lây lan.

Theo Washington Post, hiện các cửa sổ khu vực khoa tâm thần đóng kín mít, không khí không thể lưu thông, không có nước khử trùng rửa tay, nhà vệ sinh không được chia ngăn. Bác sĩ tâm lý từ NMC, Lee So Hee cho biết: “Một khi virus vào được trong khu vực kín, sẽ lây khá dễ dàng. Các bệnh nhân nội trú đã có hệ miễn dịch suy giảm, virus có thể ảnh hưởng nặng tới họ”.

Baik Jae Joong, bác sĩ chuyên khoa phổi tại Bệnh viện Green ở Seoul cho rằng đây là hình thức bị bỏ mặc bệnh nhân và là thảm họa về y học, điều cấm kị về y đức.

Giám đốc của tổ chức Solidarity Against Disability Discrimination (Đoàn kết Chống Kỳ thị Người khuyết tật) cho biết một bệnh nhân ở Daenam đã chết đúng thời điểm này, anh ta đã ở đây 20 năm. Điều này đặt ra vấn đề là dù đã khóa chặt nhưng virus vẫn có thể xâm nhập bằng cách nào?

Bệnh viện Daenam cho biết người em trai của người sáng lập giáo phái Tân Thiên Địa đã qua đời tại bệnh viện, lễ tang của ông được tổ chức tại tầng hầm của bệnh viện vào ngày 2/2. Các bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến virus này xuất hiện vào khoảng giữa tháng 2.

Không chỉ bệnh viện Daenam, một số bệnh viện khác cũng rơi vào tình huống tương tự như bệnh viện điều dưỡng nằm ở thành phố cảng phía nam Busan, bệnh viện khác ở Changwon, cách Seoul khoảng 400 km về phía nam. Ngoài ra, ít nhất 21 trường hợp đã được ghi nhận tại một cơ sở nhỏ của người khuyết tật ở Chilgok, cách Seoul 280 km về phía nam và ngay phía bắc của Daegu.

Thanh Mai

UBND Gò Vấp đình chỉ công tác Giám đốc Bệnh viện Gò Vấp

UBND Gò Vấp đình chỉ công tác Giám đốc Bệnh viện Gò Vấp

Chủ tịch UBND quận Gò Vấp (TP.HCM) đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với BS Phạm Hữu Quốc, Giám đốc BV quận Gò Vấp.