Hàng chục tấn cá chép chờ ngày ông Công ông Táo

Càng gần đến ngày ông Công ông Táo (23 tháng Chạp), tại các khu nuôi cá người ra vào tấp nập.

Vào những ngày gần Tết, các làng nuôi cá chép đỏ ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc lại trở nên đông vui nhộn nhịp, khách từ khắp nơi đến đây để xem và mua cá.

Ở khu này, rất nhiều gia đình có truyền thống nuôi cá chép đỏ nhiều năm, mỗi năm, dịp này, họ cho xuất bán đến hàng tấn cá để phục vụ thị trường, khách phải đặt hàng từ rất sớm mới mong chọn được cá đẹp.

Ngay từ tháng 11/2019, ở Phú Thọ, khách buôn quen biết đã liên hệ đặt số lượng và đặt tiền trước, một số khách sẽ về trực tiếp để chọn và xem cá. Giá cá cũng lên xuống từng thời kỳ, như hiện tại giá sỉ là 90.000 đồng/kg, loại từ 30 - 40 - 50 con/kg.

Nhiều loại cá đã được các thương lái đặt hàng từ sớm.
Nhiều loại cá đã được các thương lái đặt hàng từ sớm.

Các chủ vựa nuôi cá từ giữa năm, sau khi cá lớn mới xuất bán cho các tỉnh xa, nếu thương lái không đặt sớm thì đến 15 tháng 12 âm đã không còn cá.

Đặc biệt cá chép ở vùng này có màu sắc sặc sỡ, khỏe mạnh, to khoảng 3 ngón tay. Theo một chủ cửa hàng bán cá ở đây, năm nay họ chỉ nhận 2 đơn hàng với số lượng lớn còn lại để đổ buôn cho các tỉnh.

Ông Bùi Văn Hòa ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) cho biết, cuối năm thời tiết hanh khô nên cá không to bằng mọi năm, vì vậy sản lượng cá cũng giảm đi. Năm nay nhà ông chỉ xuất bán được khoảng 2 tấn cá. “Từ tháng 8 âm lịch tôi đã phải xuống giống, nuôi mất 4 tháng. Đến 18 - 20 tháng Chạp, cá được đưa lên bể ép bắt đầu chuyển cho thương lái. Hiện tôi bán sỉ cá chép đỏ giá 70.000 đồng/kg, tương đương năm ngoái”, ông Hòa nói.

Đa số khách buôn cũng phải đặt trước 1, 2 tháng rồi mới lấy về đi tiêu thụ, giá dao động trong khoảng 65.000 - 80.000 đồng/kg.

Ngoài các loại cá thông thường, thị trường cũng ưu ái các loại cá Koi Nhật, nhiều nhà buôn đã để dành một số lượng lớn cá Koi để cho ngày 23 sắp tới. Đây là loại cá đắt tiền nhưng nhiều gia đình vẫn sẵn sàng mua với mong muốn cầu nhiều tài lộc trong năm mới.

Thanh Mai

Nhiều cơ sở văn hóa ở Hà Nội bị 'xẻ thịt' để kinh doanh

Nhiều cơ sở văn hóa ở Hà Nội bị "xẻ thịt" để kinh doanh

Nhiều nhà văn hóa, cơ sở, trung tâm thông tin-truyền thông đang được sử dụng không đúng chức năng khiến nhiều người dân bức xúc.