Hành trình lịch sử của nghệ thuật nhiếp ảnh tại "The Eye of the Sun"

Triển lãm “The Eye of the Sun: những bức ảnh thế 19 của phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia” trưng bày những thập kỷ đầu của nghệ thuật nhiếp ảnh

Sự ra đời của nhiếp ảnh gần 200 năm trước là một phát minh thay đổi cuộc sống khi lần đầu tiên, một dụng cụ có thể lưu giữ được hình ảnh con người và địa điểm tại thời gian thực.

Những hình ảnh không chỉ ghi chép lại thế giới mà còn tạo ảnh hưởng đến dư luận và làm thay đổi xã hội (theo một triển lãm mới tại phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia tại Washington, D.C).

Bức
Bức "The Letter", một daguerreotype chụp bởi Albert Sands Southworth và Josiah Johnson Hawes khoảng những 1850. Ảnh của phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia (The National Gallery of Art).

Kỷ niệm 180 năm từ khi phương pháp daguerreotype, phương thức chụp ảnh phổ biến đầu tiên, được giới thiệu, cuộc triển lãm mang tên “The Eye of the Sun: những bức ảnh thế 19 của phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia” trưng bày những thập kỷ đầu của nghệ thuật nhiếp ảnh.

Với 140 tác phẩm từ bộ sưu tập trong bảo tàng, người xem có thể thấy rõ được sự phát triển trong công nghệ nhiếp ảnh, từ việc sử dụng những miếng đồng vào hơi thủy ngân của daguerreotype cho tới phương thức dùng dung dịch collodion trên các âm bản và phương thức in ấn albumen (sử dụng lòng trắng trứng để gắn kết chất hóa học vào giấy).

Bức
Bức "Winter Trees, Reflected in a Pond" của William Henry Fox Talbot đầu những năm 1840. Ảnh của The National Gallery of Art

Được sắp xếp theo từng thời kỳ và chủ đề, “The Eye of the Sun” đưa người xem du hành từ tác phẩm những năm 1840 của William Henry Fox Talbot, một nhà phát minh và là người tiên phong trong nhiếp ảnh những năm đầu, cho tới những bức hình được chụp bởi chiếc camera snapshot đầu tiên của Kodak thời kỳ cuối những năm 1880. 

Bức
Bức "Monsieur Jadin and Son" (1860) bởi André Adolphe-Eugene Disdéri (Ảnh The National Gallery of Art).

Những nhiếp ảnh gia thời kỳ đầu khác, như Platt D. Babbitt, lại tiếp tục khám phá các chức năng của thiết bị này. Nói về những tấm ảnh chụp Babbit tại thác Niagara, ông cho biết ông chủ ý chụp từ đằng sau như một kỉ niệm đánh dấu bạn đã từng đến đó.

Bức
Bức "The Sunflower" của Julia Margaret Cameron chụp những năm đầu 1870 (Ảnh The National Gallery of Art).

Buổi triển lãm cũng có sự góp mặt của các tác phẩm thuộc các nhiếp ảnh gia nổi bật thời kỳ đó như Julia Margaret Cameron, Gustave Le Gray, Charles Marville và Lewis Carroll được biết đến với bộ ảnh “Alice’s Adventures in Wonderland”. Sự khám phá với thiết bị của họ kết nối các cảnh quan, môi trường, chiến tranh, du lịch và nghệ thuật.

Bức
Bức "Xie Kitchin" (1869) chụp bởi Charles Lutwidge Dodgson, được biết đến với nghệ danh Lewis Carroll (Ảnh The National Gallery of Art).

“The Eye of the Sun” cũng phản ánh một trong những cách sử dụng camera phổ biến thời kỳ đầu, đó là chụp chân dung, cả riêng tư lẫn công cộng. Trong đó phải kể đến bức “Nữ hoàng Victoria và bọn trẻ” chụp năm 1852 bởi William Edward Kilburn, với hình ảnh nữ hoàng quay mặt lại camera tỏ thái độ không bằng lòng với một bức chân dung lúc trước của bà.

Nữ hoàng Victoria giấu mặt thể hiện sự không hài lòng với bức chân dung chụp bà những ngày trước (Ảnh The National Gallery of Art).
Nữ hoàng Victoria giấu mặt thể hiện sự không hài lòng với bức chân dung chụp bà những ngày trước (Ảnh The National Gallery of Art).

Những chiếc camera đầu tiên đã trở nên phổ biến chỉ vài năm dưới thời nữ hoàng Victoria, và bà trở thành một trong những hình tượng công chúng đầu tiên đón nhận thiết bị này. Bà động viên các nhiếp ảnh gia chia sẻ cuộc đời của bà với công chúng của mình, những bức hình miêu tả bà không chỉ là một người lãnh đạo quyền lực mà còn là một người mẹ, người vợ và thậm chí là một quả phụ.

Bức
Bức "Silver Springs, Florida" (c. 1886) bởi George Barker (Ảnh: The National Gallery of Art).

Bên cạnh đó là những bức ảnh về chiến tranh, với cuộc nội chiến Mỹ trở thành một trong những cuộc chiến đầu tiên được ghi lại bằng camera. “Những bức ảnh người chết tại Gettysburg và Antietam có tác động sâu sắc bởi đó là lần đầu tiên con người có thể chứng kiến chiến tranh và thấy được sự tang thương của nó”, Waggoner cho biết. “Chúng ta thấy được sự tương tự với phóng sự ảnh vào cuối thế kỷ 20 và ngày nay”.

Cuộc triển lãm cũng cho thấy những bức hình về kỷ nguyên nội chiến tác động tới việc xóa bỏ chế độ nô lệ. Một bức ảnh mang tên “The Scourged Back” chụp năm 1863 bởi bộ đôi McPherson và Oliver, mô tả một người đàn ông với những vết sẹo lồi trên lưng từ những đòn roi ông hứng chịu trong phận nô lệ. Bức hình được lưu hành bởi các nhà tuyên truyền xóa bỏ chế độ như một minh chứng cho sự đối xử tàn bạo từ chế độ nô lệ.

Bức
Bức "The Scourged Back" chụp bởi bộ đôi McPherson & Oliver khoảng năm 1863, mô tả người đàn ông với vết sẹo lớn từ những vết roi nhận được với thân phận nô lệ (Ảnh The National Gallery of Art)

“Bức hình “mạnh mẽ mà đau thương” này cần được xem xét trong hoàn cảnh lịch sử của nó. Bức hình chứng kiến tình trạng tồi tệ của chế độ nô lệ nhưng đồng thời cũng thể hiện sự đồng thuận, sự bóc lột. Chúng ta không rõ liệu nhân vật trong tác phẩm có tự nguyện ngồi chụp hay không”, Waggoner bày tỏ khi nói về bức hình.

Bức
Bức "The Picnic Party" của Mary Dillwyn năm 1854 (Ảnh: The National Gallery of Art).

Trong những tác phẩm của các nữ nhiếp ảnh gia tiên phong, nổi bật là tác phẩm “The Picnic Party” của Mary Dillwyn năm 1854 chụp về khoảnh khắc tự nhiên của một nhóm bạn thân.

“Nghệ thuật nhiếp ảnh thế kỷ 19 đôi khi khác biệt nhưng cũng khá thân thuộc”, Waggoner cho biết.

Buổi triển lãm hiện đang mở cửa tại Washington, D.C tới 1/12/2019.

TM (theo CNN)

Nhìn lại lịch sử chiếc áo dài Việt Nam

Nhìn lại lịch sử chiếc áo dài Việt Nam

“Lịch sử áo dài không so được với kiểu áo Giao lĩnh”, Đức khái quát.