Mặt trái đầy ám ảnh của bức hình "Vĩnh cửu" từng gây chấn động thế giới

Bức ảnh có sức lan tỏa mạnh mẽ thời điểm xảy ra thảm kịch cho đến bây giờ với nhiều sự thật về mặt trái của xã hội.

Thảm kịch tòa nhà 8 tầng Rana Plaza bị sập vào năm 2018 ở Sarvar gây ra cái chết của 1100 người từng làm chấn động thế giới, đa phần nạn nhân đều là những công nhân làm việc tại xưởng may mặc. Hàng trăm người đã có mặt ở đây để tìm kiếm người thân bạn bè và cũng đã phải chứng kiến những hình ảnh đau thương gây ám ảnh.

Bức ảnh được chụp trong thảm kịch ở Sarvar.
Bức ảnh được chụp trong thảm kịch ở Sarvar.

Thời điểm này, người ta vẫn còn nhớ như in bức hình từng trở thành tâm điểm chú ý được lan truyền mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông cũng như cộng đồng quốc tế và được gọi tên là “Vĩnh cửu”. Trong ảnh là một người đàn ông đang ôm lấy một người phụ nữ, bao quanh họ là đống đổ nát toàn gạch đá. Người chụp lại khoảnh khắc này chính là nhiếp ảnh gia người Bangladesh, Taslima Akhter.

  Nhiếp ảnh gia Taslima Akhter.

Nhiếp ảnh gia Taslima Akhter.

Bức ảnh “Vĩnh cửu” từng được nhiếp ảnh gia Shahidul Alam, người sáng lập ra Viện nhiếp ảnh Nam Á bình luận là bức ảnh đẹp đầy ám ảnh, một cái ôm chan chứa tình cảm về sự chết chóc nhưng lại có sức lan tỏa mạnh mẽ đến mọi ngóc ngách trái tim của mỗi chúng ta. “Bất cứ ai nhìn vào cũng đều thổn thức và thậm chí còn nhớ nó cả ở trong giấc mơ", vị nhiếp ảnh gia này nhấn mạnh.

Talisma Akhter từng chia sẻ về bức ảnh khi trải qua một ngày dài tại hiện trường, chứng kiến các công nhân được giải cứu:

"Tôi đã được mọi người đặt nhiều câu hỏi xung quanh bức hình cặp đôi ôm nhau sau thảm kịch. Tôi đã cố gắng trong tuyệt vọng nhưng vẫn chưa thể tìm được manh mối nào về họ. Tôi không biết họ là ai và mối quan hệ của họ là gì. Tôi dành cả ngày tại hiện trường vụ tai nạn để quan sát khi các công nhân dệt may bị thương được cứu sống. Tôi vẫn nhớ ánh mắt sợ hãi của những người thân của họ. Tôi thực sự kiệt sức cả về tinh thần và thể lực.

Lúc đó khoảng 2h sáng, tôi trông thấy một cặp đôi ôm nhau trong đống đổ nát. Phần dưới của cơ thể họ bị chôn vùi dưới bê tông. Máu chảy từ đôi mắt người đàn ông giống như giọt nước mắt. Khi tôi nhìn thấy cặp đôi, tôi không thể tin vào mắt mình. Tôi cảm thấy như tôi biết họ, họ rất gần gũi. Tôi nhìn xem họ là ai trong những phút cuối của đời họ, họ vẫn ở cạnh nhau và cố gắng cứu người kia sống sót.

Bức ảnh này luôn ám ảnh tôi. Nếu những người chịu trách nhiệm cao nhất không bị xử bằng hình phạt cao nhất, chúng ta sẽ có thể phải chứng kiến thêm thảm kịch nữa. Tôi cảm thấy áp lực và đau đớn trong vòng 2 tuần khi xung quanh toàn là xác chết. Là một nhân chứng trong vụ tai nạn thảm khốc này, tôi muốn chia sẻ nỗi đau với tất cả mọi người. Đó là lý do vì sao tôi chia sẻ bức ảnh này".

Nhắc đến thảm kịch Rana Plaza, bất kỳ ai trên thế giới này cũng phải ghi nhớ đến một nỗi đau lớn của nhân loại. Bức ảnh “Vĩnh cửu” là một lời nhắc nhở về sự thật nghiệt ngã của xã hội Bangladesh. Những người đại diện cho tầng lớp công nhân nghèo khổ đã bỏ mạng tại chính nơi mà hằng ngày họ đang phải gồng mình lao động kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Sự ra đi những người công nhân chịu cảnh bị bóc lột và lạm dụng ở Bangladesh là một lời cảnh tỉnh cho giới quan chức, nhà nước đã không thể bảo vệ họ.

Sự thật là trước khi xảy ra thảm kịch một thời gian, các công nhân tại tòa nhà Rana Plaza từng phát hiện ra vết nứt trên tường của tòa nhà và thông báo cho người giám sát. Tuy nhiên, sau đó không ai kiểm tra cũng như tìm hiểu và giải quyết vấn đề, các công nhân buộc phải làm việc trong điều kiện không an toàn.

Nguời dân Bangladesh luôn sống trong tình cảnh khó khăn, thậm chí họ còn phải làm việc trong nơi có cơ sở vật tồi tệ với mức lương rất thấp. Nhiều công nhân dù bị vắt kiệt sức lao động vẫn không dám nghỉ vì sợ mất việc.

Những công nhân nữ từng chia sẻ họ còn bị nhiễm trùng đường tiết niệu vì nhịn đi vệ sinh nhiều lần, uống quá ít nước trong tất cả các ca trực. Họ cũng không đủ tiền để chữa bệnh, đặc biệt là các biến chứng sau sinh, những đứa trẻ cũng không được chăm sóc đầy đủ, không có chỗ trông giữ, đây là một gánh nặng với lao động nữ nơi đây.

Bức hình thế kỷ không chỉ phản ánh đời sống của công nhân Bangladesh mà còn trở thành bức tranh đại diện cho tầng lớp lao động và là lời kêu gọi công bằng cho những người dân nghèo. Cho đến thời điểm hiện tại, người dân Bangladesh vẫn gìn giữ bức ảnh này như một lời nhắc nhở về nỗi đau trong quá khứ, là động lực đấu tranh không mệt mỏi về một tương lai tốt đẹp hơn.

Có một cuộc tranh luận đã nổ ra trong nhiều năm về bức ảnh này. Các nhà phân tích đã tham gia thảo luận và chỉ ra các mặt tiêu cực của các nhãn hàng thời trang khi đóng góp một phần vào việc bóc lột nạn nhân xưởng dệt may ở Rana Palaza. Kèm theo đó, họ còn ra sức đẩy mạnh các chiến dịch tẩy chay của người tiêu dùng, gây áp lực cho các nhãn hàng này, yêu cầu phải trả lương phù hợp cho các công nhân cũng như đảm bảo an toàn lao động cho họ. 

Kết quả là các nhãn hàng phải chấp nhận đảm bảo quyền lợi cho người lao động và cũng thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất. Nơi làm việc của công nhân đã được hỗ trợ tài chính để nâng cấp độ an toàn hơn. 

Thanh Mai

Những nữ tác giả có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong thập kỷ vừa qua

Những nữ tác giả có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong thập kỷ vừa qua

Ngày càng có nhiều nữ tác giả có tầm ảnh hưởng lớn trên văn đàn thế giới và truyền cảm hứng cho rất nhiều phụ nữ.