Một năm ngày mất Kim Dung: Nhìn lại những tác phẩm đã trở thành kinh điển

Một năm ngày mất của Kim Dung 30/10 cùng nhìn lại những bộ tiểu thuyết thành công nhất của ông, không chỉ ở Trung Quốc, mà còn trên khắp thế giới

Kim Dung là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất trong nền văn học Trung Quốc hiện đại. Sự nổi tiếng của những tác phẩm do ông viết khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất lịch sử.

Một năm ngày mất của Kim Dung (30/10/2019) cùng nhìn lại những bộ tiểu thuyết thành công nhất của ông, không chỉ ở Trung Quốc, mà còn nổi tiếng trên khắp thế giới.

Tiếu Ngạo giang hồ

Tiếu ngạo giang hồ là một tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất của Kim Dung, lần đầu tiên được phát hành ngày 20 tháng 4 năm 1967.Tiêu đề "Tiếu ngạo giang hồ" được đặt theo một bản nhạc cầm tiêu hợp tấu đóng vai trò trung tâm của tác phẩm. Tiếu ngạo giang hồ được coi là một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất của tác giả.

Nội dung bộ truyện xoay quanh những đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực. Trung tâm của toàn bộ cốt truyện là nhân vật chính Lệnh Hồ Xung, đại đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần. Xuyên suốt câu chuyện, người đọc được dẫn dắt theo hành trình trở thành một kiếm khách lẫy lừng của chàng lãng tử này, đồng thời trải nghiệm những chứng kiến của Lệnh Hồ Xung đối với nhiều âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ.

Một năm ngày mất Kim Dung: Nhìn lại những tác phẩm đã trở thành kinh điển

Khác với nhiều tiểu thuyết được gắn với các giai đoạn lịch sử của Trung Hoa, Tiếu ngạo giang hồ không chỉ rõ thời đại lịch sử của câu chuyện. Tuy nhiên, năm 1980, Kim Dung bình luận rằng ông không lồng ghép bộ truyện vào bất kỳ bối cảnh lịch sử nào chính là để chỉ ra những con người muôn hình muôn vẻ trong truyện ở thời đại nào cũng có.

Tiếu ngạo giang hồ cũng chứa đựng những yếu tố gần giống như trong tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo của nhà văn người Pháp Alexandre Dumas, một trong những nhà văn yêu thích của Kim Dung.

Thần Điêu Đại Hiệp

Thần điêu đại hiệp là một tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, còn có tên khác là Thần Điêu hiệp lữ. Tác phẩm được đăng tải lần đầu tiên trên tờ Minh báo vào ngày 20 tháng 5 năm 1959 và liên tục trong ba năm.

Thần điêu hiệp lữ là phần hai trong bộ Xạ điêu tam bộ khúc. Bối cảnh của Thần điêu hiệp lữ là vào cuối thời Nam Tống, khi quân Mông Cổ đã lớn mạnh, tiêu diệt hầu hết châu Á, châu Âu, đang trực tiếp uy hiếp an nguy của Nam Tống.

Một năm ngày mất Kim Dung: Nhìn lại những tác phẩm đã trở thành kinh điển

Câu chuyện xoay quanh tình yêu của hai nhân vật chính là Dương Quá và Tiểu Long Nữ giữa những cuộc chiến tang thương đẫm máu cả trên giang hồ lẫn chiến trường. Thần Điêu Đại Hiệp được đánh giá là tiểu thuyết võ hiệp viết về tình yêu hay nhất của Kim Dung

Cũng giống như những tác phẩm khác của Kim Dung, Thần điêu hiệp lữ đã được tác giả chỉnh sửa nhiều lần. Nội dung của bản lưu hành hiện tại có rất nhiều điểm khác biệt so với lần phát hành đầu tiên.

Anh Hùng Xạ Điêu

Anh hùng xạ điêu là một trong những tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung được đánh giá cao, được Hương Cảng Thương Báo xuất bản năm 1957. Đây là tiểu thuyết đầu tiên của Xạ Điêu Tam Bộ Khúc. Kim Dung đã chỉnh sửa tất cả các tác phẩm của mình bao gồm tiểu thuyết này vào những năm 1970 và một lần nữa vào những năm 2000.

Một năm ngày mất Kim Dung: Nhìn lại những tác phẩm đã trở thành kinh điển

Truyện xảy ra vào thời nhà Tống (960-1279) khi người Nữ Chân bắt đầu tấn công bắc Trung Quốc. Phần đầu của tiểu thuyết xoay quanh tình bạn giữa Dương Thiết Tâm và Quách Khiếu Thiên, hai tay hiệp sĩ đã anh dũng chiến đấu chống sự tàn bạo của quân Kim. Mối quan hệ của hai gia đình khăng khít đến nỗi họ thề ước là khi con họ lớn lên, chúng sẽ kết nghĩa huynh đệ hoặc kết thành phu thê.

Phần hai của câu chuyện tập trung vào những gian nan đau khổ mà cả hai trải qua. Quách Tĩnh, con của Quách Khiếu Thiên lớn lên ở Mông Cổ, dưới sự bảo vệ của Thành Cát Tư Hãn. Dương Khang mặt khác lớn lên là hoàng thân của nhà Kim.

Ỷ Thiên Đồ Long Ký

Ỷ Thiên Đồ Long Ký là cuốn cuối cùng trong bộ tiểu thuyết Xạ điêu tam khúc. Tiểu thuyết được xuất bản lần đầu năm 1961 tại Hồng Kông, Trung Quốc bởi Hương Cảng Thương báo và sau đó bản tiếng Việt đã được xuất bản tại Việt Nam bởi Nhà xuất bản Văn học. 

Một năm ngày mất Kim Dung: Nhìn lại những tác phẩm đã trở thành kinh điển

Truyện xoay quanh Trương Vô Kỵ và mối tình phức tạp với 4 cô gái, bên cạnh đó là những âm mưu thủ đoạn đầy máu tanh trên giang hồ nhằm chiếm đoạt hai món báu vật là Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm, với lời đồn nếu tìm được bí mật trong đao kiếm sẽ hiệu triệu được thiên hạ. Truyện kết thúc với sự sụp đổ của nhà Nguyên, người Mông Cổ phải rút về thảo nguyên phía bắc cùng với sự thành lập của nhà Minh bởi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.

Trương Vô Kỵ là nhân vật chính trong truyện, được xem là có nội tâm phức tạp hơn so với Quách Tĩnh và Dương Quá, điều này làm cho nhân vật trở nên thực tế hơn. Trương Vô Kỵ vào cuối truyện xem Triệu Mẫn là tình yêu của đời mình. Mặc dù có võ công cao cường và là một người chính trực khẳng khái, người có thể truyền cảm hứng cho người khác, song Trương Vô Kỵ không hề có những tố chất cần thiết của một nhà lãnh đạo là lòng ham muốn mãnh liệt đối với quyền lực và tâm kế để duy trì quyền lực. Chính vì vậy vào cuối truyện, anh đã bị Chu Nguyên Chương lừa nên bỏ đi cùng Triệu Mẫn và quyền lực Minh giáo dần rơi vào tay Chu Nguyên Chương, làm bước đệm cho y tranh thiên hạ.

Lộc Đỉnh Ký

Lộc Đỉnh ký hay Lộc Đỉnh Công là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Kim Dung. Nhân vật Vi Tiểu Bảo thường được so sánh với nhân vật AQ của Lỗ Tấn vì nói lên được tính cách chung của một bộ phận người Trung Quốc.

Cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp này bắt đầu xuất bản ngày 24 tháng 11 năm 1969 trên Minh Báo và kéo dài trong 2 năm và 11 tháng cho đến ngày 23 tháng 9 năm 1972. Kim Dung đã nhận xét rằng đây là cuốn tiểu thuyết hay nhất của mình.

Một năm ngày mất Kim Dung: Nhìn lại những tác phẩm đã trở thành kinh điển

Câu chuyện xoay quanh một nhân vật chính có hình ảnh pha trộn giữa tốt xấu, thiện ác, đồng thời trọng tình nghĩa bạn bè, có chí hiến thân vì nước nhưng cũng tiểu nhân gian xảo, mưu mô thủ đoạn, sẵn sàng hại bạn khi cần bảo vệ lợi ích của mình tên gọi Vi Tiểu Bảo.

Trong loạt sách kiếm hiệp nổi tiếng của Kim Dung, Lộc Đỉnh Ký là một trong những tác phẩm được yêu thích nhất. Nếu ở các tác phẩm khác, nhân vật chính là các hiệp khách võ công cao cường, nhân tâm hiệp cốt, trừ gian diệt bạo, thì Lộc đỉnh ký mang màu sắc mới lạ, thu hút ở chỗ nhân vật chính xuất thân hèn kém và hoàn toàn không phải người chính trực.

Vi Tiểu Bảo có những nét hao hao giống những nhân vật chính mà Kim Dung đã dàn dựng: trọng tình nghĩa bạn bè, bị đưa đẩy vào những tình thế tiến thoái lưỡng nan, yêu một cuộc sống bình dị... nhưng cũng bao gồm những tính khác như tiểu nhân gian xảo, mưu mô thủ đoạn... Qua đó Kim Dung cũng xây dựng một nhân vật điển hình cho một bộ phận dân tộc Trung Quốc tương phản với AQ của Lỗ Tấn.

Tuyết Sơn Phi Hồ

Diễn biến chính của tiểu thuyết này diễn ra vào thời đại nhà Thanh dưới triều vua Càn Long, nhưng các tình tiết câu chuyện lại được kéo dài từ thời đại nhà Đại Thuận dưới triều Lý Tự Thành, và bắt đầu của nhà Thanh dưới lời kể của một số nhân vật. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Hồ Phỉ, có biệt danh là Tuyết sơn phi hồ, và các tình tiết chủ yếu của câu chuyện liên quan đến ân oán từ thời tổ tiên của Hồ Phỉ, kéo dài đến bố mẹ Hồ Phỉ và được giải quyết vào thời đại của Hồ Phỉ.

Một năm ngày mất Kim Dung: Nhìn lại những tác phẩm đã trở thành kinh điển

Tuyết Sơn phi hồ được đăng trên Minh báo vào năm 1959. Năm 2007, một đoạn trích trong tác phẩm này được đưa vào chương trình sách giáo khoa môn ngữ văn tại Trung Quốc, sau khi lược bỏ đoạn trích của AQ chính truyện, gây nên nhiều dư luận khác nhau.

Thiên Long Bát Bộ

Thiên long bát bộ bắt đầu được đăng trên tờ Minh báo ở Hồng Kông và Nam Dương thương báo ở Singapore vào ngày 3 tháng 9 năm 1963 đến ngày 27 tháng 5 năm 1966, liên tục trong 4 năm.

Nội dung "Thiên long bát bộ" thấm đượm tinh thần Phật giáo mà Kim Dung vốn ngưỡng mộ, tiếng nói của Phật giáo trong tác phẩm vừa dịu dàng sâu lắng vừa thật hiển minh, quán xuyến từ đầu chí cuối tác phẩm.

Một năm ngày mất Kim Dung: Nhìn lại những tác phẩm đã trở thành kinh điển

Tác phẩm lấy bối cảnh thời Tống Triết Tông giai đoạn đánh dấu chế độ phong kiến Trung Quốc chuyển từ thịnh sang suy. Sáu nước: Lý, Tống, Liêu, Kim, Yên lúc thì liên kết đồng minh, lúc lại nhòm ngó, thôn tính lẫn nhau.

Trong mớ bòng bong mâu thuẫn ấy, nổi bật lên xung đột hai nước Tống - Liêu với đỉnh điểm tập trung vào KIều Phong (nay là Tiêu Phong) - nhân vật có số phận tận cùng bất hạnh và nhân cách tuyệt vời cao thượng. Có thể nói, Thiên Long Bát Bộ đã vượt qua giới hạn của tiểu thuyết lịch sử truyền thống, đồng thời cũng vượt qua giới hạn của tiểu thuyết võ hiệp, làm nên đỉnh cao trong sự nghiệp của Kim Dung.Tác phẩm lấy bối cảnh thời Tống Triết Tông giai đoạn đánh dấu chế độ phong kiến Trung Quốc chuyển từ thịnh sang suy. Sáu nước: Lý, Tống, Liêu, Kim, Yên lúc thì liên kết đồng minh, lúc lại nhòm ngó, thôn tính lẫn nhau.

LA (t/h)

Phụ nữ trong tiểu thuyết kinh điển

Phụ nữ trong tiểu thuyết kinh điển

Văn học kinh điển đã tạo ra những hình tượng những người phụ nữ sống mãi trong trái tim của hàng triệu người đọc trên toàn thế giới