Muôn trùng cô đơn

Nhiều lúc đi trên đường, tôi chỉ muốn đâm đầu vào cái xe tải. Đi khám, bác sĩ bảo tôi bị trầm cảm, cho thuốc, nhưng không ăn thua. Càng uống, càng có tác dụng phụ. Những cơn hoang tưởng ám thị tôi ngày càng nhiều. 

Đó là lời tâm sự của một người đàn bà đã 40 tuổi, cái tuổi người ta nghĩ là phải thừa chín chắn, vốn sống, kinh nghiệm và cả bản lĩnh. 2 đứa con, tiến sĩ, làm ở một viện khoa học, chồng kiếm ăn được, nhưng không bao giờ thấy hạnh phúc. Vì sao lại trầm cảm, vì sao lại muốn chết, vì sao lại ly thân chồng, vì sao lại cáu gắt, nóng nảy suốt ngày, vì sao, vì sao?

Cô bảo: Có ai biết lương tiến sĩ như tôi được bao nhiêu không? Tôi chịu đựng bao nhiêu năm giời ở cơ quan vì hình như tôi không biết làm gì ngoài công việc ở đó, có lẽ tôi không có khả năng kiếm ăn thật. Mchồng thường vẫn chửi tôi là đồ tiến sĩ giấy, có cứt đổ vào mồm. Chồng thì chửi, bảo tôi ăn cắp tiền của chồng, đã thế hắn lại trai gái… Tôi ly thân với hắn ngay sau khi đẻ đứa con đầu tiên. Ăn cơm không cùng mâm, ngủ không chung giường. Một lần say rượu, hắn đè tôi ra, và tôi lại chửa.  

Vậy sao chị cứ chịu đựng vậy?

Tôi sợ không nuôi được hai con. Ly dị là mất hết, một mình không kham nổi. Tôi không muốn con không có bố. Hắn và tôi có thể không còn yêu nhau, nhưng hắn yêu và vẫn chăm sóc con hắn. Tôi muốn được làm nhiều việc hơn nữa, kiếm được nhiều tiền hơn nữa… để chủ động tất cả.

Tôi sợ không nuôi được hai con. Ly dị là mất hết, một mình không kham nổi. Tôi không muốn con không có bố.
Tôi sợ không nuôi được hai con. Ly dị là mất hết, một mình không kham nổi. Tôi không muốn con không có bố.

Xin không bình luận, xin không lời khuyên, bởi những người đàn bà mệt mỏi này có lẽ đã vạch cho mình con đường đi. Nhưng chị đã tìm đúng, tìm tới nhóm bạn để thổ lộ những tâm trạng của mình, và để mọi người biết cái bệnh của mình, kéo mình ra khỏi thế giới đen như “tiền đồ” của chị Dậu. Sau một thời gian, đã thấy chị có vẻ “văn minh” hơn qua cách ăn mặc, hưởng thụ thế giới hết mình, và công việc cũng tiến triển hơn, trừ việc hòa hợp với chồng là chưa và chắc không bao giờ. Thôi được, không sao, miễn là tự mình đã nắm được tóc mình lên, không còn những ý nghĩ đâm đầu vào xe tải nữa là tạm được. 

Càng ngày, những tiêu đề trên báo như: “Nguyên nhân người phụ nữ giết con và cháu ở Thanh Oai”, “Bé 33 ngày tuổi chết trong chậu nước, nghi phạm là người mẹ”… ngày càng nhiều. 

Gia đình người chồng sẽ còn ám ảnh thế nào khi cô con dâu trẻ 9x đã dìm con trong chậu nước và viết lên bậc cầu thang dòng chữ “Tao giết mày”, cô gái trẻ sẽ sống thế nào sau bi kịch của đời cô? Không ai còn biết nữa. 

Lúc này các bà mẹ thường bị ám ảnh, hoang tưởng, nhiều ý nghĩ nông nổi, và điên cuồng chợt đến, khó dập tắt mà thường nung nấu trong người. 
Lúc này các bà mẹ thường bị ám ảnh, hoang tưởng, nhiều ý nghĩ nông nổi, và điên cuồng chợt đến, khó dập tắt mà thường nung nấu trong người. 

Điều này cũng không hề là tiếng chuông báo động cho mọi người cảnh giác với căn bệnh trầm cảm đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Tần suất những bà mẹ ôm con tự tử càng nhiều, một cô gái mang bầu 7 tháng tự tử vì trầm cảm, và ngày 25 tháng 9 này, một bà mẹ 9x ôm con mới 8 tháng tuổi ôm con tự tử ở cầu Vĩnh Tuy xuống sông Hồng lại khiến tôi rùng mình.

Trầm cảm sau sinh thực sự đáng sợ. Sau khi sinh nở, phụ nữ bị thay đổi đột ngột về nội tiết estrogen, progestrogen và hoocmon tuyến giáp suy giảm dẫn đến mệt mỏi, suy nhược cơ thể, nhạy cảm quá mức, có thể khóc cả ngày, yêu thương con nhưng đôi khi dồn stress lên người con mà không thể kìm chế được.

Lúc này các bà mẹ thường bị ám ảnh, hoang tưởng, nhiều ý nghĩ nông nổi, và điên cuồng chợt đến, khó dập tắt mà thường nung nấu trong người. Nếu ai đó tinh ý phát hiện ra, giúp người trầm cảm thoát được tình trạng này sẽ làm các bà mẹ sau sinh giải tỏa được phần nào tinh thần và gạt bỏ những suy nghĩ yếu đuối tiêu cực. 

Giá ai đó có thể không coi những lời thở than, những bâng quơ viết trên Facebook hay những thổ lộ thầm kín là vớ vẩn, thế nên, người trầm cảm thường tự thu mình lại, không bộc lộ ra ngoài bởi sợ sự chê cười hoặc vì người khác không hiểu mình. Cần lắm một sự bao dung xoa dịu!

Trầm cảm thời công nghệ khác trầm cảm thời xưa. Tôi lại ước sao đời sống này, người ta bỏ bớt điện thoại để gần gũi nhau, đề cho nhau một nụ cười sẻ chia có thật. Không còn ngồi gần nhau mà phải nói chuyện với nhau qua tin nhắn, không còn làm tình xong, việc đầu tiên là vớ lấy cái điện thoại, mà thay vào đó, là sự vuốt ve nhau, thì thầm với nhau, nhẹ nhàng với nhau như đã từng nhẹ nhàng với hàng tỷ người dưng trên mạng.  

Trầm cảm thời công nghệ là chỉ đưa ra những gì gọi là đẹp đẽ bề ngoài, ăn ngon mặc đẹp chơi xa, văn minh vật chất lên ngôi, người ta quan tâm tới tất cả những chuyện không liên quan tới mình mà quên đi cảnh sống của mình đang diễn ra như thế nào, và phải làm gì để giải quyết nó. Sống vui cái vui người khác, buồn, nỗi buồn người khác, chạy theo đám đông một cách vô thức mà không hiểu mình cũng là một quân cờ trong thế giới hỗn loạn ấy.

Hoặc người ta cũng có thể mất hút trong thế giới số. Muốn ẩn mình, muốn người ta quên mình đi? Quá dễ trong thời đại này. Chỉ cần xóa bỏ mọi sự kết nối, bạn sẽ chìm lỉm trong muôn ngàn thông tin đang bao vây xung quanh. Ai người ta còn nhớ tới bạn, hoặc có, cũng chỉ là thoáng qua. Rồi chính họ cũng để rơi bạn trong hố sâu của bạn, bởi họ cũng đang bị cuốn theo dòng đời sôi động. Thế nên người chồng của cô gái 9x kia, viết status trên Facebook những dòng yêu thương mong vợ trở về. Anh không thể tưởng tượng nổi tại sao vợ mình lại có thể ôm con tự tử. Mọi chuyện đều ổn kia mà? Anh đâu có hiểu, đôi khi chỉ một sự tổn thương nho nhỏ, hoặc cảm thấy bất lực tự ti với bản thân, mà người trầm cảm bị đẩy tới tiêu cực cao độ có thể quyết chí tự sát bất chấp tất cả… 

Nhắm mắt lại, kể cả lúc đang nằm, hít vào từ từ, thở ra từ từ. Quán sát hơi thở của mình, bởi chỉ có thở mới cứu được bạn.
Nhắm mắt lại, kể cả lúc đang nằm, hít vào từ từ, thở ra từ từ. Quán sát hơi thở của mình, bởi chỉ có thở mới cứu được bạn.

Bạn có thể nấu 1 món ăn, trồng một cái cây, gieo vài hạt đỗ, cọ toilet, dọn phòng, vứt bỏ đồ không dùng đến. Nhưng, tôi biết, nhiều khi người trầm cảm, đến nhấc mình lên để đi tắm còn khó, chỉ muốn nằm và nằm triền miên. Thở còn không muốn, nói gì làm. Tóm lại, nếu bạn đang ở trong vòng vây của sự cô đơn, không có ai ở bên, hãy chú tâm vào hơi thở yếu ớt của mình. Nhắm mắt lại, kể cả lúc đang nằm, hít vào từ từ, thở ra từ từ.

Quán sát hơi thở của mình, bởi chỉ có thở mới cứu được bạn. Và hãy coi đây như một trò tiêu khiến trong cơn chán chường. Đố bạn biết hơi thở của bạn thế nào? Và từ hơi thở yếu, sẽ tới hơi thở đều đặn, khỏe khoắn. Bạn có thể lôi trò chơi này ra chơi bất cứ lúc nào, bạn hoàn toàn tự chủ mà không cần phải nương vào ai. Cứ dạo chơi cùng hơi thở. Dần dà, bạn sẽ hiểu được, tại sao cái sự thở ấy lại cứu mình. Nếu trải nghiệm được rồi, hãy đừng ngần ngại mà chia sẻ kể với tôi.

Mùa thu –  mùa man mác, mùa lạnh,  mùa của sự cô đơn và trầm cảm. Mong chúng ta hãy cùng nhau vượt qua vòng vây muôn trùng cô đơn này. Nhớ nhé. Hãy thở đi…

Lam Tuệ

Bạo lực gia đình, vì sao phụ nữ cứ mãi cam chịu?

Bạo lực gia đình, vì sao phụ nữ cứ mãi cam chịu?

Bạo lực gia đình là vấn đề nhức nhối trong đời sống xã hội. Bạo lực gia đình bao gồm bạo hành thể xác, tinh thần, tình dục.