"Nếu không kiểm soát hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam, chúng ta sẽ mất niềm tin của người tiêu dùng"

Ông Trần Du Lịch cho biết, không chỉ Asanzo mà còn nhiều thương hiệu khác cũng khoác lên mình chiếc áo hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng xuất xứ Trung Quốc.

Dạo một vòng quanh các siêu thị điện máy và đồ gia dụng có rất nhiều thương hiệu Việt Nam nhưng xuất xứ Trung Quốc.

Ví dụ như thương hiệu đồ gia dụng Sunhouse. Trên nhãn hàng có chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng xuất xứ từ Trung Quốc.

người tiêu dùng thắc mắc về nguồn gốc xuất xứ được tính như thế nào?
người tiêu dùng thắc mắc về nguồn gốc xuất xứ được tính như thế nào?

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng giang thương này. Vào tháng 10/2017, công ty Khải Silk (khăn lụa Khải Silk, một thương hiệu thời trang nổi tiếng) lừa gạt khách hàng khi nhập lụa Trung Quốc và hàng triệu sản phẩm tơ lụa Khải Silk bán ra mang nhãn Made in Vietnam; nhưng thực chất hoàn toàn làm ở Trung Quốc, do người Trung Quốc sản xuất.

Điều này khiến nhiều người tiêu dùng thắc mắc về nguồn gốc xuất xứ được xác định như thế nào?

Tiến sĩ Trần Du Lịch
Tiến sĩ Trần Du Lịch

Nói về vấn đề hàng Trung Quốc đội lốp thương hiệu Việt Nam, Tiến sĩ Trần Du Lịch - Nguyên viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM cho biết:

Vấn đề hàng Trung Quốc đội lốp hàng Việt Nam chất lượng cao được cảnh báo từ khá lâu. Nó nằm ở các cơ quan quản lý nhà nước và trách nhiệm của doanh nghiệp. Nếu để xảy ra sự việc gian lận trong kinh doanh, là cái cớ để Mỹ đánh thuế và lây lan sang những doanh nghiệp khác.

Trên thực tế, xảy ra một số trường hợp gian lận lừa dối người tiêu dùng như vậy. Chính sách chung của chính phủ là tăng cường kiểm soát vấn đề này. Để thực hiện được, không chỉ phía nhà nước, mà vai trò của các hiệp hội ngành nghề đối với các doanh nghiệp thì phải kiểm soát nội bộ, có tiếng nói vì lợi ích chung.

Ông Trần Du Lịch nhấn mạnh vai trò của hiệp hội các ngành nghề, vì không ai biết được nội tình phát sinh, quản lý bằng các hiệp hội của chính ngành nghề đó. Chúng ta phải tiếp tục cảnh báo và ngăn ngừa việc như vậy diễn ra, không chỉ đối với xuất khẩu mà ngay cả thị trường nội địa.

Nếu như các doanh nghiệp có hành vi gian lận, lừa dối người tiêu dùng thì phải có những biện pháp mạnh tay để xử lý.

Nhiều người tiêu dùng thắc mắc nguồn gốc sản phẩm được tính như thế nào - Ảnh: Cẩm Viên
Nhiều người tiêu dùng thắc mắc nguồn gốc sản phẩm được tính như thế nào - Ảnh: Cẩm Viên

Theo ông Lịch, đối với vụ việc Asanzo chưa có điều tra, kết luận cụ thể, nhưng nếu như trên thực tế có sự lừa dối người tiêu dùng, thì cần có những biện pháp xử lý mạnh tay.

"Bên cạnh đó, chúng ta cần xem xét, rà soát lại tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, có những dòng sản phẩm Trung Quốc đội lốt Việt Nam. Nếu không kiểm soát chúng ta sẽ đánh mất niềm tin đối với người tiêu dùng.

Ngoài ra, từ vụ việc này chúng ta có thể nhìn thấy, thương hiệu Việt có giá trị nên mới bị hàng Trung Quốc đội lốp.

Thương hiệu Việt, hàng Việt, đứng vững được trên thị trường thế giới, trước hết phải giữ vững niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam", ông Trần Du Lịch cho biết.

Luật sư Ken Đạt Dương 
Luật sư Ken Đạt Dương 

Luật sư Ken Đạt Dương – Công ty TDL tại Hoa Kỳ cho biết - hiện nay vấn đề nhập khẩu các linh kiện từ nước ngoài về lắp ráp trong nước thì rất nhiều công ty đã làm. Nhưng sản phẩm đó phải sản xuất trong nước, ít ra là công đoạn lắp ráp trong nước, thì mới gọi là made in Vietnam.

Ví dụ ra thế giới mua những sản phẩm hàng hiệu thể thao như Nike đều là made in Vietnam nhưng nguyên liệu từ nước ngoài và thương hiệu của nước ngoài, nhưng họ chế tạo tại Việt Nam.

Còn nếu nhập hoàn toàn một cái máy từ nước ngoài, hay 99% linh kiện từ nước ngoài về và gắn nhãn hàng made in Việt Nam là không đúng.

Xuất xứ hàng hóa là vấn đề lớn nhất trong cộng đồng kinh tế Asean, nhất là đối với hiệp định CPTTP là vấn đề về xuất xứ vô cùng quan trọng, nếu chúng ta không thay đổi về cơ cấu nguyên liệu nhập khẩu.

Luật sư Ken Đạt Dương chia sẻ thêm, nhiều công ty nước ngoài đặt tại Trung Quốc vì ảnh hưởng thuế của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, buộc họ phải chuyển sang Việt Nam.

Và nhiều công ty đặt câu hỏi: Nếu nguyên liệu của chúng tôi 30% từ Trung Quốc, được gia công ở Việt Nam, chế biến và gửi qua Mỹ thì xuất xứ từ đâu? Theo quy định của luật thì 51% nguyên liệu trở lên thì được quyền ghi xuất xứ của nước đó.

Nếu công ty Mỹ sử dụng 49% nguyên liệu của Trung Quốc, và lắp ráp tại Việt Nam thì Trung Quốc là người hưởng lợi nhuận cao hơn là nước gia công như chúng ta. Luật sư Ken Đạt Dương cho biết thêm.

VIÊN VIÊN

theo Tin 24h

Thủ tướng yêu cầu xác minh vụ việc Asanzo nhập hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam

Thủ tướng yêu cầu xác minh vụ việc Asanzo nhập hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ giao các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ Asanzo nhập hàng Trung Quốc gắn nhãn Việt Nam.