Ngày thứ 56 Việt Nam không có ca mắc COVID-19, số ca tử vong ở Mỹ vượt con số 115 ngàn

Bản tin lúc 6h ngày 11/6 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đã 56 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng.

Tổng số ca mắc:

- Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h  ngày 10/6: Đã 56 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

- Tính đến 6h ngày 11/6: Việt Nam có tổng cộng 192 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

- Tính từ 18h ngày 10/6 đến 6h ngày 11/6: 0 ghi nhận ca mắc mới.

 Mỹ  là nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới.
Mỹ là nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới.

Ca bệnh nhập cảnh gần đây nhất là ca bệnh 322 được Ban Chỉ đạo công bố 18h ngày 8/6 là bệnh nhân nam, 18 tuổi, có địa chỉ tại xã Thường Phước, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 9.226, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 159

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 8.722

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 345

Tình hình nhiễm COVID -19 thế giới

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 2.064.709 người nhiễm và 115.115 người chết, tăng lần lượt 19.160 và 967.

Vùng dịch lớn thứ hai thế giới Brazil báo cáo thêm 30.332 ca nhiễm và 1.183 ca tử vong , nâng tổng số lên lần lượt 772.416 và 39.680.

Website của Bộ Y tế Brazil, cổng thông tin quan trọng để theo dõi tình hình Covid-19 ở nước này, bị đóng hôm 5/6 và mở lại vào ngày 6/6 với giao diện mới, chỉ thể hiện số ca nhiễm, trường hợp tử vong và hồi phục trong 24 giờ qua. Toàn bộ số liệu Covid-19 thời gian qua, ở từng bang và thành phố đều không còn. Tổng số ca nhiễm và ca tử vong ở nước này cũng không hiển thị. Brazil ngày 9/6 đăng tải đầy đủ dữ liệu như trước đây sau khi chịu sức ép từ Tòa án Tối cao. 

Bất chấp tình hình nghiêm trọng, Sao Paulo, thành phố lớn nhất Brazil, sẽ cho phép cửa hàng mở cửa 4 giờ một ngày, từ 11h đến 15h. Ngành môi giới bất động sản cũng được phép hoạt động trở lại.

Mỹ Latinh là tâm dịch toàn cầu mới. Peru là vùng dịch lớn thứ 8 thế giới với 208.823 ca nhiễm và 5.903 ca tử vong, tăng lần lượt 5.087 và 165. Trường học, nhà hàng, quán bar đóng cửa. Chỉ các cửa hàng bán hàng thiết yếu được phép đón khách, ngoài ra tiệm quần áo, tiệm bán đồ gia dụng hay văn phòng phẩm có thể cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi.

Mexico báo cáo 124.301 ca nhiễm và 14.649 ca tử vong, tăng lần lượt 4.199 và 596. Mặc dù Thứ trưởng Y tế Hugo Lopez-Gatell ngày 9/6 cho biết Mexico chưa qua đỉnh dịch, Mexico vẫn khởi động lại nền kinh tế sau hơn hai tháng đình trệ, cho phép các ngành công nghiệp ôtô, khai thác mỏ và xây dựng hoạt động trở lại.

Nga, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 216 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 6.358. Số ca nhiễm tăng thêm 8.404, lên 493.657. Nước này bắt đầu nới dần phong tỏa từ ngày 12/5 và các địa phương được phép áp dụng cách chống dịch khác nhau.

Mặc dù Moskva vẫn ghi nhận 1.000 ca mới mỗi ngày, 13 triệu dân thủ đô từ ngày 9/6 được phép tự do ra ngoài và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Hầu hết các nước châu Âu đã qua đỉnh dịch. Ủy ban châu Âu ngày 10/6 đề xuất tất cả thành viên EU mở biên với các nước ngoài khối từ 1/7.

Tây Ban Nha ghi nhận thêm 314 ca nhiễm, nâng tổng số lên 289.360, số ca tử vong vẫn là 27.136, không tăng ca mới. Nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế từ hôm 25/5, nhưng tình trạng khẩn cấp vẫn được duy trì ít nhất tới 21/6. Bộ trưởng Y tế Salvador Illa cho biết người Tây Ban Nha vẫn bắt buộc phải đeo khẩu trang nếu không thể giữ khoảng cách 1,5 m với nhau, cả trong nhà và ngoài trời.

Anh báo cáo thêm 1.003 ca nhiễm và 245 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 290.143 và 41.128 Một số trường học đã mở cửa, chợ ngoài trời và phương tiện giao thông công cộng được hoạt động trở lại nhưng nhà hàng và quán bar vẫn phải đóng cửa. - xem có vượt Tây Ban Nha không.

Italy ghi nhận thêm 202 ca nhiễm và 71 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 235.763 và 34.114. Italy đã mở lại toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar, phương tiện công cộng và cho phép người dân tự do di chuyển khắp đất nước. Tuy nhiên, trường học vẫn đóng cửa.

Công tố viên từ Bergamo, thành phố ở Lombardy, đã mở cuộc điều tra về khủng hoảng. Họ sẽ phỏng vấn Thủ tướng Italy Giuseppe Conte, Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Nội vụ về cách chính phủ xử lý đại dịch.

Đức báo cáo thêm 350 ca nhiễm và 13 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 186.866 và 8.844. Nước này sẽ duy trì các biện pháp cách biệt cộng đồng đến ngày 29/6, trong khi cảnh báo công dân không đến các nước EU sẽ được gỡ từ ngày 15/6. Tuy nhiên, cảnh báo công dân không đến các nước châu Âu được duy trì cho đến hết tháng 8.

Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.011 ca nhiễm, nâng tổng số lên 177.938, trong đó 8.506 người chết, tăng 81 trường hợp so với hôm qua.

Hoạt động gần như đã trở lại bình thường ở hầu hết 31 tỉnh của đất nước song chính phủ Iran lo ngại về tình trạng người dân phớt lờ các biện pháp cách biệt cộng đồng. Bộ Y tế Iran hôm 8/6 kêu gọi người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng.

Arab Saudi ghi nhận thêm 3.717 ca nhiễm và 36 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 112.288 và 819. Chính phủ Arab Saudi cho biết sẽ chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ ngày 21/6, trừ thành phố Mecca, sau hơn hai tháng kiểm soát nghiêm ngặt. Các tín đồ được phép tới cầu nguyện tại tất cả nhà thờ ngoài Mecca từ ngày 31/5.

Tại Nam Á, Ấn Độ ghi nhận 287.155 ca nhiễm và 8.107 ca tử vong, tăng lần lượt 12.375 và 388. Tỷ lệ tử vong tại Ấn Độ tương đối thấp, song các chuyên gia cảnh báo đại dịch tại đây chưa đạt đỉnh. Ấn Độ đứng thứ 6 thế giới về số ca nhiễm.

Những cơ sở tôn giáo, khách sạn, nhà hàng và trung tâm thương mại nằm ngoài các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao được mở cửa từ 8/6. Các trường học sẽ nối lại hoạt động sau khi chính phủ thảo luận với chính quyền địa phương, quyết định dự kiến được đưa ra vào tháng 7.

Tại Đông Nam Á, Singapore là vùng dịch lớn nhất khu vực với 38.965 ca nhiễm, tăng 451 trong đó 25 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá. Singapore cho phép phương tiện công cộng, một số trường và một số cửa hàng như tiệm bán đồ dùng học sinh mở lại. Nhà hàng và quán bar vẫn không được tiếp khách mà chỉ phục vụ bán mang về hoặc giao hàng tận nơi.

Indonesia ghi nhận số ca mới trong 24h giờ cao kỷ lục là 1.241 sau khi nới phong tỏa, nâng tổng số lên 34.316, trong đó 1.959 người chết, tăng 36 ca. Tuần trước, Jakarta mở lại nhà thờ Hồi giáo sau gần ba tháng. Văn phòng, nhà hàng, trung tâm mua sắm và các điểm du lịch cũng dần hoạt động trở lại.

Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timorlà các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV nào.

PV (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương