Nghệ sĩ nhân dân Trần Phương ''Vợ chồng A Phủ'' qua đời

NSND Trần Phương là một trong những diễn viên kỳ cựu nhất của điện ảnh Cách mạng Việt Nam.

Đạo diễn, diễn viên điện ảnh, NSND Trần Phương - người đóng vai A Phủ trong bộ phim điện ảnh Vợ chồng A Phủ đã qua đời sáng 26/8 ở Hà Nội, thọ 90 tuổi.  Lễ viếng ông sẽ diễn ra ở Nhà tang lễ Thành phố Hà Nội - 125 Phùng Hưng vào ngày 30/8.

  Nghệ sĩ Trần Phương ở tuổi ngoài 80. Ảnh: Quý Đoàn.

Nghệ sĩ Trần Phương ở tuổi ngoài 80. Ảnh: Quý Đoàn.

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát - Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam chia sẻ bà cảm thấy vô cùng hụt hẫng khi nghe tin diễn viên gạo cội của điện ảnh cách mạng qua đời.

NSND Trà Giang - bạn diễn của Trần Phương trong phim Chị Tư Hậu đã bật khóc khi hay tin ông qua đời: “Tôi rất buồn và muốn chia sẻ nỗi đau này với con cháu của anh Trần Phương”.

NSND Trần Phương sinh năm 1930 ở Thái Nguyên, là thế hệ nghệ sĩ trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông từng học viết văn, chèo, tham gia đóng kịch trong quân đội. Đến năm 1995, ông trở thành diễn viên của Xưởng Phim truyện Việt Nam (sau là Hãng Phim truyện Việt Nam).

Vai chính đầu tiên của ông là A Phủ trong phim Vợ chồng A Phủ của đạo diễn Mai Lộc. Bộ phim đã đưa tên tuổi của Trần Phương đến gần với khán giả hơn và ông cũng trở thành một trong những gương mặt nổi bật của xưởng phim ngày ấy.

  NSND Trần Phương đóng vai A Phủ trong phim Vợ chồng A Phủ - ẢNH TƯ LIỆU

NSND Trần Phương đóng vai A Phủ trong phim Vợ chồng A Phủ - ẢNH TƯ LIỆU

Sau đó, ông tiếp tục tham gia những bộ phim quan trọng như Chị Tư Hậu (1962), Tiền tuyến gọi (1969), Biển gọi (1967), Ngày lễ Thánh, Vợ chồng anh Lực... 

Sau khi nghỉ đóng phim, ông chuyển sang làm đạo diễn, từng thực hiện phim Mưa rơi trên thành phố (1978), Dưới chân núi trắng (1979), Tội lỗi cuối cùng (1980)... Trong đó, bộ phim Tội lỗi cuối cùng đã tạo ra một cơn sốt vé trong các rạp chiếu ở cả Nam lẫn Bắc vào năm 1980, mang về cho ông giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ V.

Bộ phim tiếp theo của ông Hy vọng cuối cùng (1981) với sự tham gia của Đặng Tất Bình và Như Quỳnh đã giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần VI, ông cũng giành giải "Đạo diễn xuất sắc".

Ông còn là đạo diễn của hàng loạt các bộ phim ăn khách như Vụ án Hồ Con Rùa, Săn bắt cướp, Thủ môn từ trên trời rơi xuống, Vệt sáng ngược, Hai năm nữa anh về. 

Năm 2001, đạo diễn Trần Phương được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Năm 2007, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho các phim Hi vọng cuối cùng, Tội lỗi cuối cùng, Dòng sông hoa trắng.

NSND Trần Phương là một trong những diễn viên kỳ cựu của điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Sự ra đi của ông là mất mát lớn của nền điện ảnh nước nhà.

Thanh Mai

Đạo diễn phim Phượng Khấu: 'Đưa tình tiết Trường Sa – Hoàng Sa vào kịch bản để nhấn mạnh thêm chủ quyền đất nước'

Đạo diễn phim Phượng Khấu: "Đưa tình tiết Trường Sa – Hoàng Sa vào kịch bản để nhấn mạnh thêm chủ quyền đất nước"

"Với Phượng Khấu, chúng tôi đang dùng điện ảnh để truyền tải thông điệp về chính trị, đất nước, chủ quyền lãnh thổ và những lẽ phải"