Người giúp việc nhập cư từ bỏ Hong Kong vì lo bất ổn

Tình hình ở Hong Kong 4 tháng qua đã khiến cuộc sống hơn 398.000 người giúp việc nước ngoài tại đây bị ảnh hưởng.

 Daisy Martinez cho biết cô dự định sẽ rời khỏi Hong Kong để tới Dubai khi hợp đồng kết thúc vào năm tới.

“Tôi thực sự rất sợ trước những gì đang diễn ra tại đây. Trong vòng 5 năm qua, tôi có thể đi và làm bất cứ gì tôi muốn vào ngày nghỉ của mình. Nhưng giờ đây, tôi phải về nhà trước 2h chiều vì sợ những gì có thể xảy ra”, người phụ nữ 31 tuổi này chia sẻ.

Tình trạng căng thẳng tại Hong Kong khiến người giúp việc Philippines này lo lắng cho sự an toàn và công việc của cô. Tuy nhiên, vì gia đình ở quê nhà mà cô không thể bỏ về.

Hiện có hơn 398.000 người giúp việc nhập cư tại Hong Kong, chủ yếu là Philippines và Indonesia (Ảnh: Dickson Lee/scmp)
Hiện có hơn 398.000 người giúp việc nhập cư tại Hong Kong, chủ yếu là Philippines và Indonesia (Ảnh: Dickson Lee/scmp)

Tình hình ở Hong Kong 4 tháng qua đã khiến cuộc sống hơn 398.000 người giúp việc nước ngoài tại đây bị ảnh hưởng.

Để tránh phiền phức, ngày càng nhiều giúp việc hạn chế ra ngoài mà giành phần lớn thời gian của họ trong nhà vào ngày nghỉ, những phàn nàn bắt đầu xuất hiện về khối lượng công việc thiếu ngày nghỉ mà không có tiền bồi thường.

Tại Hong Kong, người giúp việc kiếm trung bình ít hơn 5000 dollar Hongkong mỗi tháng. Mỗi tuần họ có một ngày nghỉ và thường tụ họp tại các điểm vui chơi công cộng. Giờ đây, những địa điểm ấy trở thành nơi diễn ra các cuộc biểu tình, họ thường lui về sớm để tránh rắc rối.

Lamie, 35 tuổi đến từ Philippines cho biết cô đã không còn tới những nơi công cộng vào ngày nghỉ của mình từ tháng 8, sau khi biết tin trạm tàu nhanh MTR đã bị những người biểu tình chiếm.

“Tôi sợ rằng mình không thể về tới nhà, vì thế vào ngày nghỉ của mình, tôi chỉ ngồi dưới sảnh tòa nhà và theo dõi tình hình tin tức”.

Người giúp việc nhập cư tận hưởng ngày nghỉ khi đoàn biểu tình diễu hành tại Causeway Bay (Ảnh:Bruce Yan/scmp)
Người giúp việc nhập cư tận hưởng ngày nghỉ khi đoàn biểu tình diễu hành tại Causeway Bay (Ảnh:Bruce Yan/scmp)

Những tổ chức giúp đỡ người giúp việc tại Hong Kong cho biết họ đã nhận được khá nhiều các phàn nàn về việc một số gia đình đã yêu cầu người giúp việc của mình ở nhà và bắt họ làm việc trong ngày nghỉ mà không có khoản tiền ngoài giờ.

Shiela Tebia-Bonifacio, 35 tuổi, nữ chủ tịch của Gabriela-một tổ chức giúp đỡ người Philippines tại Hong Kong cho biết: “Có một vài gia đình thực sự quan tâm tới người giúp việc của họ, nhưng có gia đình lại lợi dụng tình hình để cắt bỏ những ngày nghỉ ấy”.

Theo sắc lệnh việc làm ở Hong Kong, những người giúp việc nước ngoài được quyền nghỉ một ngày trong tuần. Nếu người giúp việc phải làm việc trong ngày nghỉ họ sẽ được nghỉ bù trong tháng. Nếu không, chủ nhà sẽ bị khởi tố hoặc bị phạt tương đương 6.370 USD.

Người phát ngôn Bộ Lao động Hong Kong cho biết người giúp việc có thể khiếu nại tới Bộ nếu thấy quyền và lợi ích của bản thân bị xâm phạm.

Tháng 12 năm ngoái, Bộ đã thiết lập đường dây nóng 24h để người giúp việc đặt câu hỏi về những quyền và lợi ích của mình.

Tuy nhiên, Tebia-Bonifacio cho biết người giúp việc thiếu khả năng mặc cả vì sợ bị nhà chủ phạt hay đuổi việc.

Hiện giờ, họ dựa vào mạng xã hội, những nguồn thông tin và các lãnh sự để biết thông tin về ngày, giờ và địa điểm của những cuộc bạo động sắp tới.

Người giúp việc tụ tập theo dõi thông tin trên cầu đi bộ tại Mong Kok hôm 22/6(Ảnh: Bloomberg)
Người giúp việc tụ tập theo dõi thông tin trên cầu đi bộ tại Mong Kok hôm 22/6(Ảnh: Bloomberg)

Lau Ka-mei, thư ký tổ chức của liên đoàn Hong Kong của Hiệp hội người giúp việc châu Á cho biết vẫn còn nhiều thứ cần làm cho những người lao động nhập cư này. Hiện tại, toàn bộ thông tin đều bằng tiếng Trung và tiếng Anh, trong khi rất nhiều người giúp việc từ Indonesia, Thailand, Nepal chỉ đọc tin viết bằng ngôn ngữ của nước họ, trong đó có một số trang tin thiếu chính xác và không được cập nhật thường xuyên.

Tình trạng bạo động khiến người giúp việc hạn chế đến các điểm công cộng cũng kéo theo những tác động đến các ngành dịch vụ liên quan.

Một nhà hàng Indonesia tại Causeway Bay giờ đóng cửa từ lúc 4h chiều thay vì 10h30 tối vào cuối tuần. Một nhà hàng khác chuyên món Đông Nam Á tại Causeway Bay cho biết kinh doanh đã sụt giảm 70% từ tháng 6.

Những thông tin về biểu tình cũng khiến nhiều người chọn làm việc tại các quốc gia khác như Singapore hay Đài Loan

Tuấn Minh (theo scmp)

Sân bay Hồng Kông tê liệt bởi các cuộc biểu tình

Sân bay Hồng Kông tê liệt bởi các cuộc biểu tình

Các cuộc biểu tình tại sân bay Hồng Kông đã kéo dài sang ngày thứ 5 liên tiếp, khiến cho nhiều chuyến bay bị huỷ và hoãn.