Nhìn lại toàn cảnh cuộc hôn nhân trong mơ và vụ ly hôn nghìn tỉ của Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo

Mấy năm qua, vụ tranh chấp giữa cặp vợ chồng đình đám Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo đã tốn không ít giấy mực của báo chí. Sau sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân đẹp như tiểu thuyết giữa người đẹp phố núi và chàng sinh viên Y khoa cùng nhau xây dựng nên thương hiệu cà phê Trung Nguyên nổi tiếng khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.

Sáng nay 2/12/201, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục mở phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp ly hôn giữa vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên. Đây là lần thứ 4 phiên tòa được mở. Tại phiên tòa này, cả ông Nguyên Vũ và bà Diệp Thảo đều có mặt. Bà Thảo yêu cầu tòa án giám định năng lực hành vi dân sự của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. TAND cấp cao đã bác yêu cầu của nguyên đơn về việc trưng cầu giám định năng lực hành vi dân sự đối với ông Vũ và yêu cầu triệu tập thêm những người liên quan.

Nhìn lại toàn cảnh cuộc hôn nhân trong mơ và vụ ly hôn nghìn tỉ của Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại tòa sáng 2/12/2019.

Vụ ly hôn vẫn đang được dư luận cả nước quan tâm theo dõi từng ngày, từng giờ. Và hãy cùng nhìn lại toàn bộ những năm tháng hôn nhân, gây dựng gia đình sự nghiệp, rồi dần dẫn đến tan vỡ của Đặng Lê Nguyên Vũ quen Lê Hoàng Diệp Thảo, hai người chủ đứng đầu của tập đoàn cafe Trung Nguyên.

"Viết" lên giấc mơ Trung Nguyên

Năm 1994: Đặng Lê Nguyên Vũ quen Lê Hoàng Diệp Thảo qua cuộc điện thoại trên tổng đài 1080 của Bưu điện Gia Lai. Khi ấy Nguyên Vũ đang là sinh viên Y khoa còn Diệp Thảo là cô nhân viên tổng đài bưu điện xinh đẹp. Gia cảnh 2 người lúc đó cũng cách biệt nhau khi Thảo là cô tiểu thư phố núi với hoàn cảnh gia đình khá giả còn Vũ quê Cư M'ta, huyện MD'rak, tỉnh Đắk Lắk.

Năm 1996: Vì công việc liên quan đến cà phê nên Diệp Thảo sớm nhận ra tiềm năng rất lớn của ngành. Lê Hoàng Diệp Thảo bàn với Đặng Lê Nguyên Vũ khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Cơ sở Trung Nguyên ra đời với số vốn đăng ký là 2 triệu đồng.

Năm 1997: Đặng Lê Nguyên Vũ xuống Long Xuyên mở quán cà phê và bỏ vốn vào đó. Không đầy 6 tháng, dự án Long Xuyên thất bại, Nguyên Vũ trở về trắng tay.

Năm 1998: Diệp Thảo và nghỉ việc ở Bưu điện Gia Lai sau khi làm đám cưới với Nguyên Vũ, hai vợ chồng về TP Hồ Chí Minh để lập nghiệp, mở cửa hàng cà phê đầu tiên tại số 587 Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận.

Năm 1999: Thành lập Hợp tác xã Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên có trụ sở chính tại 268 Nguyễn Tất Thành, TP.Buôn Ma Thuột. Đây là giấy tờ đăng ký tư cách pháp nhân đầu tiên của Trung Nguyên.

Gia đình ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên khi còn hạnh phúc.
Gia đình ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên khi còn hạnh phúc.

Năm 2000: Lê Hoàng Diệp Thảo được bổ nhiệm làm Trưởng Chi nhánh Hợp tác xã Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên tại TP Hồ Chí Minh, tại địa chỉ 587 Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh. Lúc này Diệp Thảo được giao phụ trách chính việc điều hành và phát triển hệ thống franchise cho Trung Nguyên. Trong hơn 1 năm, từ 1999 đến 2000, với chiến lược nhượng quyền Trung Nguyên có khoảng 500 quán cà phê trên toàn quốc. Nguyên Vũ và Diệp Thảo cũng chọn tên Trung Nguyên cho đứa con đầu lòng của mình như nguyện ước đồng hành trong công việc và gia đình.

 Trung Nguyên vươn ra thế giới

Năm 2001: Trung Nguyên mở xưởng sản xuất cà phê hòa tan ở số 204 Bùi Thị Xuân và bắt đầu phát triển cà phê hòa tan G7.

Năm 2006: Lê Hoàng Diệp Thảo được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên, trực tiếp điều hành toàn bộ hệ thống Trung Nguyên, từ kế hoạch kinh doanh, hệ thống phân phối đến quản lý tài chính...

Người đàn bà đẹp Lê Hoàng Diệp Thảo.
Người đàn bà đẹp Lê Hoàng Diệp Thảo.

 Năm 2008: Trung Nguyên mở rộng thị trường sang Singapore, thành lập Trung Nguyên International đứng tên Lê Hoàng Diệp Thảo. Tại Singapore bắt đầu hình thành đội ngũ nhân sự quốc tế với việc mở quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên tại sân bay Changi, Liang Court… Khi về nước, Trung Nguyên Franchise ra đời với hệ thống nhận diện là hình đôi cánh bay lên. Đây là cột mốc đánh dấu sự phát triển của Trung Nguyên ra thế giới.

Năm 2009: Thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên, Lê Hoàng Diệp Thảo cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị và Phó Tổng giám đốc của Công ty này.

Ông Đặng lê Nguyên Vũ.
Ông Đặng lê Nguyên Vũ.

 Giai đoạn 2006 - 2014: Tập đoàn Trung Nguyên phát triển mạnh mẽ. Doanh số tăng trưởng từ mức 1.223,6 tỷ đồng trong năm 2008 lên mức 4.177 tỷ đồng trong năm 2014, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm ở mức 22,7% năm. Cùng với tăng trưởng về doanh số, lợi nhuận sau thuế của Trung Nguyên cũng ở mức đỉnh cao, đặc biệt vào năm 2014 với lợi nhuận sau thuế là 1.193,1 tỷ đồng - cao nhất của tập đoàn từ trước đến nay.

Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này duy trì ở mức cao trên 52,6% năm, từ quy mô tổng tài sản 397,2 tỷ đồng (năm 2008) lên mức 5.024,5 tỷ đồng (năm 2014).

Biến cố Trung Nguyên và vụ ly hôn nghìn tỉ

Tháng 4/2015: Bà lê Hoàng Diệp Thảo bất ngờ bị bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực tại Trung Nguyên. Hai người kiện nhau ra tòa.

Tháng 10/2015: Sau khi bị tước quyền điều hành tại Trung Nguyên và sau nhiều lần không thể tìm gặp và đối thoại trực tiếp với chồng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đệ đơn ly hôn lên tòa án.

Tháng 11/2015: TAND TP Hồ Chí Minh chính thức thụ lý vụ án ly hôn của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên.

Vụ ly hôn nghìn tỉ tốn không ít giấy mực của báo chí.
Vụ ly hôn nghìn tỉ tốn không ít giấy mực của báo chí.

 Tháng 8/2017: Cơ quan tư pháp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bảo vệ khối tài sản của ông Nguyên Vũ và bà Diệp Thảo.

Ngày 3/8: TAND TP Hồ Chí Minh mở 2 phiên hòa giải lần thứ nhất nhưng bà vắng mặt.

Ngày 14/8/2018: TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên hòa giải lần thứ hai, vẫn vắng mặt bà Thảo.

Ngày 4/9/2018: Bà Thảo gửi đơn lên TAND TP Hồ Chí Minh yêu cầu hủy bỏ phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 5/9/2019.

Ngày 14/9/2019: TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức hòa giải nhằm làm rõ việc thẩm định giá của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Trung Nguyên và tranh chấp xoay quanh vấn đề con cái. Tuy nhiên, những vấn đề trên chưa đi đến thống nhất bởi bà Thảo lại vắng mặt.

Ngày 20/10/2018: TAND TP Hồ Chí Minh ra quyết định đình chỉ vụ án ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo. Bà Thảo làm đơn kháng cáo đề nghị TAND TP Hồ Chí Minh hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án.

Ngày 29/1/2019: Ông Vu và bà Thảo có mặt tại tòa nhưng một trong các luật sư của hai bên vắng mặt và có đơn xin hoãn phiên tòa, 3 đương sự không đến. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

Ngày 20/2/2019: TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên xét xử sơ thẩm vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Khối tài sản tranh chấp trong vụ ly hôn được các luật sư phía ông Vũ tiết lộ là 4.800 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo lời ông Vũ đây chỉ là “phần nổi”. Ông Vũ đề xuất chia tài sản theo tỉ lệ 7:3, ông Vũ nhận 70% còn bà Thảo nhận 30%. Bà Thảo phản đối đề xuất này và đề xuất mỗi người con sẽ được nhậ 5% cổ phần từ ông Vũ. Khối tài sản chung bà Thảo giữ nguyên quan điểm chia đôi.

Sự chia tay của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên để lại không ít tiếc nuối về một mối tình như tiểu thuyết.
Sự chia tay của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên để lại không ít tiếc nuối về một mối tình như tiểu thuyết.

Ngày 21/2/2019: Ngày thứ 2 phiên xét xử sơ thẩm vụ ly hôn nghìn tỉ tiếp tục diễn ra. Bà Thảo đưa ra đề nghị chia 51% cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên cho bà Thảo, 49% cổ phần cho ông Vũ. Ông Vũ tiếp tục giữ quan điểm chia tỉ lệ 7:3. Hai bên chưa thống nhất được phương án cho đến cuối phiên tòa.

Ngày 1/3/2019: TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục xử vụ án ly hôn. Sau khi diễn ra 30 phút, bà Thảo yêu cầu hoãn phiên tòa để làm rõ các vấn đề liên quan đến tài sản chung của hai vợ chồng. HĐXX ra quyết định hoãn phiên tòa.

Ngày 27/3/2019: phiên toà xét xử vụ án ly hôn giữa vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo tiếp tục nhằm làm rõ số tài sản hơn 2.100 tỉ đồng tại các ngân hàng, sau khi tạm ngừng phiên toà vào ngày 1/3. Sau hơn 1 tháng xét xử và nghị án, HĐXX cho vợ chồng ông Vũ ly hôn, giao 60% tài sản và quyền điều hành tập đoàn cà phê cho ông vì ông Vũ có công nhiều hơn. Giao 4 con cho bà Thảo chăm sóc, nuôi dưỡng; ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi năm 10 tỷ đồng.

Ngày 5/4/2019: Bà Thảo kháng cáo toàn bộ bản án, trong đó, về quan hệ hôn nhân bà xin được đoàn tụ với ông Vũ; không đồng ý quan điểm của tòa về việc chia tài sản theo tỷ lệ 6/4 và giao quyền điều hành công ty cho ông Vũ. Trong khi đó ông Vũ kháng cáo yêu cầu chia các tài sản tranh chấp theo tỷ lệ ông sở hữu 70%, bà Thảo 30% như quan điểm trình bày ở tòa.

Ngày 12/4/2019: VKSND TP Hồ Chí Minh kháng nghị bản án ly hôn sơ thẩm giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ. VKS đưa ra quan điểm, TAND TP Hồ Chí Minh đã không nêu đầy đủ và chính xác nhận định về các ý kiến của VKS, có hàng loạt vi phạm pháp luật cũng như tố tụng khi giải quyết yêu cầu phản tố của đương sự. Từ đó VKS đề nghị TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm.

Ngày 18/9/2019: TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh mở phiên xét xử sơ thẩm. Nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo vắng mặt và có đơn xin hoãn phiên tòa. Trước đó, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho bà Thảo cũng có đơn đề nghị hoãn tòa. Do đó, HĐXX quyết định hoãn.

Ngày 29/10/2019: Sau hơn một tháng hoãn xử, bà Thảo nộp đơn tiếp tục đề nghị hoãn phiên tòa vì sức khỏe không đảm bảo. Tòa chấp nhận hoãn và đề nghị bà Thảo phải có mặt trong ngày xử tới, nếu không HĐXX sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của bà.

Ngày 18/11/2019: TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh mở phiên xét xử phúc thẩm lần thứ 3. Bà Thảo không có mặt tại tòa nhưng không có đơn xin hoãn phiên tòa. Phía bà Thảo đã nộp giấy nhập viện của bà Thảo cho HĐXX. HĐXX quyết định hoãn phiên tòa để xác minh thông tin.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại tòa sáng 2/12/2019
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại tòa sáng 2/12/2019

Hiện tại, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục xử lý vụ việc ly hôn giữa hai người.

Phạm Ngọc

Thi hành án không vào được nhà bà Lê Hoàng Diệp Thảo để cưỡng chế trả con dấu cho Trung Nguyên

Thi hành án không vào được nhà bà Lê Hoàng Diệp Thảo để cưỡng chế trả con dấu cho Trung Nguyên

Sáng nay lực lượng chức năng không thể vào biệt thự ở TP HCM gặp bà Thảo để thực thi quyết định cưỡng chế.