Những câu hỏi từ cuộc khai quật lần thứ 13: Lại khai quật Cát Tiên một cách khó hiểu?

Tại sao lại đào các Gò đã được khai quật, bảo vệ, trong khi hàng chục Gò ở các địa điểm khác không có người bảo vệ lại chưa được khai quật? Tại sao người ta không chuyển kinh phí khai quật cho việc làm quy hoạch tổng thể vốn là việc cần làm để di tích ở tất cả các địa điểm khác tránh được sự phá hoại của cuộc săn lùng đồ cổ Cát Tiên?

Từ ngày 12/3/2020 – 12/3/2021 vừa qua, sở Văn hóa thể thao thông tin du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm khảo cổ học, Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ khai quật di chỉ khảo cổ học Cát Tiên thuộc xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Ông Nguyễn Khánh Trung Kiên Trung tâm khảo cổ học, Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ chủ trì cuộc khai quật.

19 năm trước, tại Hội thảo khoa học di chỉ khảo cổ học Cát Tiên tháng 3/2001, cố G.S Trần Quốc Vượng nói: “Khi phát hiện và khôi phục di tích Cát Tiên, người ta chỉ chăm chăm vào đồi gò này tại xã Quảng Ngãi, đó là một sai lầm tai hại”

Lại khai quật Cát Tiên một cách khó hiểu  

Điều khó hiểu đối với dư luận ở chỗ: trong 4050 m2 được phép khai quật có 500 m2 ở Gò I (A1); 800 m2 ở Gò II (A2); 700 m2 ở Gò V là những địa điểm đã được khai quật 8 đợt bởi Viện khảo cổ học Việt Nam và Trung tâm nghiêm cứu khảo cổ học thuộc Viện KHXH tại Tp Hồ Chí Minh.

Tại sao lại đào các Gò đã được khai quật, bảo vệ, trong khi hàng chục Gò ở các địa điểm khác không có người bảo vệ lại chưa được khai quật? Tại sao người ta không chuyển kinh phí khai quật cho việc làm quy hoạch tổng thể vốn là việc cần làm để di tích ở tất cả các địa điểm khác tránh được sự phá hoại của cuộc săn lùng đồ cổ Cát Tiên?

Khu Di tích Cát Tiên
Khu Di tích Cát Tiên

Di tích Cát Tiên giữ vai trò trọng yếu trong lịch sử vùng đát Phương Nam

Đó là phát biểu của T.S Lê Đình Phụng Viện khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành 4 đợt khai quật từ năm 1994 – 1997 – Mỗi mùa khai quật kéo dài 1 tháng – 4 cuộc khai quật đã tập trung triển khai ở Gò I (A1); Gò II (A2); Gò V. Trong 4 báo cáo khoa học – T.S Lê Đình Phụng đã ra mắt 2 cuốn sách về di tích Cát Tiên, luận án T.S Nguyễn Tiến Đông đã hoàn thành sau 4 cuộc khai quật này – Di tích tập trung đậm đặc tại xã Quảng Ngãi gồm 7 địa điểm, 9 phế tích – 5 phế tích đã được khai quật:

Gò I (A1) nằm trên đồi Khỉ dài 12 m (diện tích mặt bằng tháp: 12 m x 12 m = 144 m2 – chưa kể phần vòm của tháp). Lòng tháp rộng hơn 40 m2 (6,4 m x 6,4 m) cửa quay về phía Đông nhìn ra một sân rộng có đường đi xuống bến sông phía trước. Lòng nền được lát gách khá phẳng. Chính giữa, lòng tháp có một bệ đặt Linga – Yoni rất lớn được xây bằng đá phiến và gạch (đá dưới gạch trên). Lòng tháp được xử lý rất công phu và chắc chắn. Trụ gạch giữa lòng tháp được xây cao, lên đến sát nền có kích thước lớn 1,2 x 1,2 x 2,18 m với 22 hàng gạch, xây kiểu đan xung quanh trục này bên trong được chèn chặt bằng những lớp hỗn hợp béton gạch vỡ, cát vàng, đá đen, đá cuội, đá hộc lớn. Trụ gạch cũng được đê ô vuông trống ở giữa (0,4 x 0,4 m) chạy thẳng từ mặt trên cùng xuống dưới đáy. Phần dưới cùng của trụ được xây bằng 6 hàng gạch cực lớn có màu xám bao lấy hộp chứa cát vàng được làm sạch kích thước (0,4 x 0,4 x 0,25 m). Trong đó có chứa 166 bức phù điêu bằng Vàng. 4 Linga bằng vàng cùng 1 Linga lõi đồng bịt bạc trong 1 hộp bạc hình quả trứng gồm 2 nửa ghép lại. Bên cạnh đó còn một số hạt thạch anh, đá màu.

Linga và Yony tại Khu Di tích Cát Tiên
Linga và Yony tại Khu Di tích Cát Tiên

Gò II (A2) là một tháp thờ (Ka Lan) có bình đồ hình chữ nhật, lòng tháp có kích thước 3,6 x 3 m, tường còn lại cao 1,2 m có cửa quay về phía Đông. Lòng tháp lát bằng mài nhẵn. Dưới 10 hàng gạch là một hợp chất gồm đá, sỏi, gạch vụn sâu 3,5 m bao chặt trụ gạch xây không trùng mạch bình đồ vuông 0,75 x 0,75 m.  Trụ cao 1,4 m gồm 16 hàng gạch xây đặc chạy thẳng từ trên mặt trụ xuống sát đáy mở rộng một hộp vuông có kích thước 0,30 x 0,30 x 0,20 m chứa cát vàng đã được làm sạch. Trong lớp cát này có 5 viên đá nhỏ màu đỏ, xanh. 113 bức phù điêu bằng vàng.

Sau 4 mùa khai quật thánh đại Cát Tiên đã được công nhận là di tích khảo cổ học Quốc gia bởi quy mô kiến trúc với các tháp thờ, đền mộ được dùng kỳ thuật mài chập các liên kết với nhau thành khối vững chắc. Giữa các viên gạch có lớp nhựa mỏng màu đen xậm làm chất kết dính. Chất liệu đá xây dựng đa dạng: cột vòm cửa dẫn; thanh đá ốp cửa; mi cửa; bậc lên xuống cửa ra vào… đá sử dụng có kích thước lớn, được chạm khắc đẹp, trau chuốt mỹ thuật cao. Số lượng hiện vật: đá bán quý: 4 Yoni, 17 đá xanh, đỏ. 275 bức phù điêu bằng vàng. 14 hiện vật bằng đồng. 400 mảnh gốm.

Cát Tiên – sự lựa chọn đầy thông minh của cộng đồng cư dân cổ

T.S Bùi Chí Hoàng chủ trì cuộc khai quật lần thứ 8 (16/7 – 15/8/2006) đã khẳng định như vậy sau hơn 20 năm khảo sát, điều tra, nghiên cứu vùng đất này. Ông cũng là người chủ trì cuộc khai quật lần thứ 5 bắt đầu từ 19/11/2001 và có mặt trong cuộc khai quật lần 6 do T.S Đào Linh Côn chủ trì (14/12 – 29/3/2003).

Chỉ tính từ năm 2001 – 2004, T.S Bùi Chí Hoàng, T.S Đào Linh Côn Viện KHXH vùng Nam Bộ phối hợp với bảo tàng Lâm Đồng tiến hành 4 cuộc khai quật. Theo T.S Đào Linh Côn: “cuộc khai quật này tập trung vào Gò II (2C-2D) và Gò III nằm ở phía Đông và phía Nam của khu kiến trúc 2A, 2B. Kết quả tại các gò 2C, 2D đã làm xuất lộ được 2 kiến trúc hình chữ nhật dài xây bằng gạch có cấu trúc khá giống nhau nằm trong khuôn viên hình chữ nhật. dựa vào các đặc điểm cấu trúc, chúng tôi cho rằng chúng thuộc loại kiến trúc “nhà dài” hay “tháp nhà” (mandapa) – là nơi các tín đồ Ấn Độ gáio tĩnh tâm cầu nguyện trước khi hành lễ ở tháp 2A và 2B.

Ở Gò V đã phát hiện được dấu vết của những sàn gạch hình tứ giác nối tiếp nhau. Xung quanh các sân gạch được bao bọc bởi các lớp đá sa thạch nền và gạch vỡ. Nối tiếp các sân gạch này ở phía Nam là một đường dẫn nước xây bằng gạch cao 0,60 m rộng 0,8 – 1 m dài 40 m và còn tiếp tục ăn sâu vào bờ khống chế Đông và Tây. Cuộc khai quật đã phát hiện kiến trúc mộ hỏa táng; xây bằng gạch.

Ở phía Tây Gò 2A, 2B phát hiện được kiến trúc gạch vuông có hai vòng tường bao bọc xung quanh bên ngoài, mặt quay về hướng Đông

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không thể truyền tải đầy đủ những thông điệp mà các nhà khảo cổ đã miêu tả trong 8 báo cáo khoa học sau mỗi mùa khai quật. Nhưng chúng tôi khẳng định rằng các địa điểm được phép khai quật ở Gò I, Gò II, Gò V đã được 8 cuộc khai quật từ 1994 – 2004 là không còn gì để nói.

Đúng là 2.000 m2 được phép khai quật ở Gò IV là chưa đụng một nhát cuốc nhưng cơ bản nó đã được “soi” rất kỹ bởi chuẩn tắc kiến trúc Bà La Môn Giáo mà 8 cuộc khai quật kia tìm thấy. Nếu nó được “lột trần” thì những bì ẩn của thánh địa Cát Tiên sẽ phơi thân cùng tuế nguyệt. Cuộc khai quật lần thứ 13 đang tạm dừng bởi đại dịch Covid -19. Nhưng có nhất thiết phải tốn hàng chục tỷ đồng cho cuộc khai quật lần thứ 13? Bởi các kiến trúc đền mộ, đền tháp đã và đang hóa thổ sau 8 cuộc khai quật, hiện gây tốn kém hàng chục tỷ cho công tác trùng tu – và đã được nhà khảo cổ học hàng đầu Việt Nam khẳng định là “một sai lầm tai hại”.

Đinh Thị Nga

Nhà dân tộc học Đinh Thị Nga: Say sưa với miền đất huyền thoại

Nhà dân tộc học Đinh Thị Nga: Say sưa với miền đất huyền thoại

Đây là một phần trong công trình nghiên cứu và sưu tầm của nhà báo, nhà dân tộc học Đinh Thị Nga