Phân khúc khách sạn và căn hộ dịch vụ chứng kiến nhiều sự sụt giảm

Báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM trong 9 tháng đầu năm 2020 của Savills cho thấy, phân khúc khách sạn và căn hộ dịch vụ chứng kiến nhiều sự sụt giảm do chịu ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch Covid-19.

Thống kê ghi nhận giá thuê trung bình giảm 3% theo quý và 10% theo năm, còn khoảng 23USD/m2/tháng. Trong đó, giá thuê hạng B giảm nhiều nhất, giảm 4% theo quý và giảm 12% theo năm nhằm thu hút khách thuê dài hạn.

Ngoài ra, có hơn 20% dự án hạng B giảm đến 30% giá thuê dài hạn hoặc miễn phí các dịch vụ tiện ích. Công suất trung bình tăng 4 điểm phầm trăm theo quý đến mức 65% nhờ khách thuê nội địa.

Không chỉ thị trường căn hộ dịch vụ có thương hiệu các hạng A, B, C (cao cấp, trung cấp và phổ thông) gặp khó mùa dịch, 9 tháng qua, các loại hình căn hộ cho thuê toàn TP HCM đều đối mặt với làn sóng giảm giá hoặc trả nhà khá mạnh mẽ. Mức giảm giá của căn hộ cho thuê trung bình 20-30%. Trong khi đó, việc kinh doanh nhà cho thuê theo mô hình chia sẻ Airbnb hoặc các nền tảng công nghệ khác cũng vấp phải thách thức lớn khi ế ẩm, thua lỗ và hủy hợp đồng, hủy booking liên tục do tác động của đại dịch.

Cho thuê căn hộ Richstar Tân Phú - - Giá HOT Nhất 2020 - NÊN XEM

Với phân khúc khách sạn, Savills cho biết: Trong quý 3/2020, công suất ổn định theo quý đạt 12% sau sự sụt giảm công suất trong 6 tháng đầu năm. Giá phòng trung bình giảm 10% theo quý còn 54USD/phòng/ đêm, với mức giảm mạnh nhất ở các khách sạn 5 sao.

Giá thuê căn hộ dịch vụ ở TP.HCM trung bình giảm 3% theo quý và 10% theo năm, còn khoảng 23USD/m2/tháng. Còn giá phòng khách sạn trung bình giảm 10% theo quý, mức giảm mạnh nhất ở các khách sạn 5 sao.

Tổng nguồn cung khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 14.100 phòng từ 98 khách sạn 3 - 5 sao, tăng 13% theo quý. Trong quý 3/2020, nguồn cung tăng thêm từ một dự án 5 sao mới và 16 khách sạn mở cửa trở lại. Toàn thị trường hiện có 6 khách sạn từ cả ba hạng đã cung cấp dịch vụ cho khách cách ly có trả tiền. Nguồn cung mới trong quý 4 dự kiến tăng trưởng chậm, trong đó hai khách sạn 5 sao mới với hơn 380 phòng có thể dời ngày khai trương đến 2021 và hơn 500 phòng đang đóng cửa tạm thời vẫn chưa có thời gian mở cửa cụ thể.

Đến năm 2023 có khoảng 3.500 phòng từ 17 dự án mới sẽ vào thị trường, trong đó, quận 1 cung cấp 2.600 phòng, tương ứng với 75% tổng nguồn cung tương lai. Kì vọng sự phục hồi trong vòng ba năm tới, nguồn cung tương lai trong dài hạn dự kiến sẽ hoàn thành đúng tiến độ.

Trong quý 3/2020, tình hình hoạt động với công suất ổn định theo quý đạt 12% sau sự sụt giảm công suất trong 6 tháng đầu năm. Giá phòng trung bình giảm 10% theo quý còn 54 USD/phòng/đêm, với mức giảm mạnh nhất ở các khách sạn 5 sao. Mùa cao điểm đối với khách du lịch nội địa đã qua, với sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 tại Đà Nẵng, số chuyến bay trong tháng giảm mạnh. Covid-19 tiếp tục tác động đến đà phục hồi của phân khúc.

Giá thuê linh hoạt, trung bình giảm 3% theo quý và 10% theo năm còn 23 USD/m2/tháng. Giá thuê hạng B giảm nhiều nhất, 4% theo quý và 12% theo năm nhằm thu hút khách thuê dài hạn. Hơn 20% dự án hạng B giảm đến 30% giá thuê dài hạn hoặc miễn phí các dịch vụ tiện ích. Công suất trung bình tăng 4 điểm phầm trăm theo quý đến mức 65% nhờ khách thuê nội địa. Sáu đường bay quốc tế mở lại tạo động lực thúc đẩy thị trường. Cần có sự linh hoạt để khai thác cả hai thị trường ngắn hạn và dài hạn.

Đây là mức giảm giá mạnh nhất thị trường căn hộ dịch vụ cho thuê trong vòng nửa thập niên qua. Công suất trung bình toàn thị trường cũng xuống thấp, chủ yếu khai thác nhóm khách thuê nội địa khi đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến nhóm khách thuê chủ lực đến từ thị trường quốc tế.

Nhật Hạ

( Tổng Hợp)