Sau Facebook, đến lượt Google lên kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD vào Jio Platforms

Theo Bloomberg, Google đang đàm phán để sở hữu lượng cổ phần trị giá 4 tỷ USD của Jio Platforms - Công ty dịch vụ kỹ thuật số thuộc đế chế công nghiệp Ấn Độ Reliance Industries tỷ phú Mukesh Ambani.

Nếu thỏa thuận được ký kết, Google sẽ gia nhập danh sách gồm những cái tên “đình đám” như Facebook, Intel và một loạt các công ty đầu tư tư nhân rót vốn vào Jio Platforms.

Đến nay công ty này đã thu hút được hơn 15 tỷ USD chỉ trong vài tháng, trong đó có khoản đầu tư trị giá 5,7 tỷ USD từ Facebook mua lại gần 10% cổ phần của Jio Platforms hồi tháng 4/2020.

CEO "gã khổng lồ tìm kiếm" Google Sundar Pichai, trong một cuộc phỏng vấn với ET trước đó, đã xác nhận các báo cáo về sự quan tâm của Google đối với Jio.

  Nếu thỏa thuận được ký kết, Google sẽ gia nhập danh sách gồm những cái tên “đình đám” như Facebook, Intel và một loạt các công ty đầu tư tư nhân rót vốn vào Jio Platforms.

Nếu thỏa thuận được ký kết, Google sẽ gia nhập danh sách gồm những cái tên “đình đám” như Facebook, Intel và một loạt các công ty đầu tư tư nhân rót vốn vào Jio Platforms.

Google cho biết, họ đang lên kế hoạch đầu tư 10 tỷ USD vào thị trường Ấn Độ trong vòng 5 đến 7 năm tới thông qua đầu tư vốn và hợp tác. Đây là một khoản đầu tư lớn đối với một thị trường đang tăng trưởng như Ấn Độ, cũng như mục tiêu mang internet giá rẻ đến với hầu hết mọi người nơi đây. 

Sundar Pichai cho biết khoản đầu tư thông qua cuộc họp trực tuyến (livestream) tại sự kiện thường niên của Google ở Ấn Độ. Trong những năm qua, Google đã đầu tư vào nhiều doanh nghiệp tại Ấn Độ thông qua Google, cũng như thông qua quỹ đầu tư vốn cổ phần, quan hệ đối tác, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái. “Điều này cũng cho thấy niềm tin của chúng tôi vào tương lai của Ấn Độ và nền kinh tế kỹ thuật số tại thị trường đầy tiềm năng này”.

  Theo Bloomberg, Jio Platforms hiện có định giá khoảng 65 tỉ USD. 

Theo Bloomberg, Jio Platforms hiện có định giá khoảng 65 tỉ USD. 

Các khoản đầu tư sẽ tập trung vào việc cho phép truy cập và thông tin với chi phí hợp lý cho mọi người dân Ấn Độ bằng ngôn ngữ của họ, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu riêng của thị trường Ấn Độ; giúp các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, tận dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo vì lợi ích xã hội, cũng như trong lĩnh vực y tế, giáo dục và nông nghiệp.

Hàng loạt các thỏa thuận cho Jio đã ủng hộ tham vọng của của Ambani vào việc biến đổi sự phụ thuộc từ một công ty năng lượng thành một người khổng lồ thương mại điện tử.

Jio Platforms của tỷ phú Mukesh Ambani hiện là công ty viễn thông hàng đầu Ấn Độ, đến nay đã sở hữu một hệ sinh thái ứng dụng từ thương mại điện tử đến phát sóng trực tuyến, tự hào phục vụ gần 400 triệu khách hàng tại đây. Bloomberg nhận định, ông Mukesh Ambani đang muốn biến công ty thành “gã khổng lồ” giống Alibaba của Trung Quốc.

Việc hợp tác với Facebook đã mang lại cho liên doanh một thuận lợi không nhỏ tại Thung lũng Silicon và đã thu hút hàng chục nhà đầu tư bởi tiềm năng của đơn vị. bán lẻ trực tuyến, truyền phát nội dung, thanh toán kỹ thuật số, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trong thị trường 1,3 tỷ dân này.

  Các “đại gia” công nghệ toàn cầu từ Facebook đến Intel Corp đang đầu tư mạnh mẽ vào Jio Platforms nhằm giành thị phần ở thị trường Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg

Các “đại gia” công nghệ toàn cầu từ Facebook đến Intel Corp đang đầu tư mạnh mẽ vào Jio Platforms nhằm giành thị phần ở thị trường Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg

Tháng 4 vừa qua, Facebook đã công bố khoản đầu tư trị giá 5,7 tỉ USD vào Ấn Độ. Trước đó vào tháng 1, Amazon cũng đã đổ 1 tỉ USD vào quốc gia này. Nguyên nhân quan trọng để các ông lớn công nghệ như Google, Facebook, Apple, Amazon và Microsoft bước chân vào thị trường Ấn là bởi nơi đây khá cởi mở với doanh nghiệp. 

Theo Forbes, từ lâu Trung Quốc đã đóng cửa thị trường với các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng cạnh tranh với công ty trong nước. Google, Facebook, Netflix, Bing, Twitter… là những cái tên không được phép hoạt động tại Trung. Chưa kể những áp lực tới từ thương chiến Mỹ - Trung, dịch Covid-19 và việc nhiều người càng cảm nhận được sự vươn lên của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế đã khiến viễn cảnh trả đũa Trung Quốc bằng cách cô lập kinh tế dễ thành hiện thực hơn. 

Ấn Độ tuy khá cởi mở với doanh nghiệp, nhưng quốc gia này cần đầu tư, chứ không muốn trở thành một nơi bị chiếm dụng bởi công nghệ.

Đó là lý do Apple phải thiết lập dây chuyền sản xuất tại Ấn, với Foxconn đầu tư 1 tỉ USD để mở rộng nhà máy gần đây. Apple được tự do làm ăn tại Ấn Độ, nhưng với điều kiện họ phải sản xuất tại Ấn, nếu không công ty này sẽ phải trả thuế cao cho các thiết bị nhập khẩu. 

Tuy vậy Ấn Độ vẫn còn phải trải qua một giai đoạn phát triển dài. Ấn Độ hiện có 26 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo hệ thống tìm kiếm và bản đồ, kết nối với hơn 150 triệu khách hàng mỗi tháng. Những thương lái nhỏ trên khắp quốc gia cũng đã bắt đầu chấp nhận thanh toán điện tử.

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương