SCMP: Tác động kinh tế do COVID-19 ở Đông Nam Á rất nghiêm trọng, ngoại trừ Việt Nam

Mặc dù có tỷ lệ tổng số ca nhiễm COVID-19 ít hơn so với các khu vực khác trên thế giới, nhưng tác động kinh tế do đại dịch COVID-19 ở Đông Nam Á rất nghiêm trọng.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), Đông Nam Á đã không phải chịu ảnh hưởng nhiều từ đại dịch COVID-19 như nhiều nơi khác trên thế giới. Mặc dù có khoảng 9% dân số toàn cầu, chỉ chiếm khoảng 2% tổng số ca bệnh và 1% số ca tử vong.

Điều này một phần là nhờ các biện pháp cứng rắn từ ban đầu như hạn chế và phong tỏa đi lại xuyên biên giới mà nhiều quốc gia trong khu vực đã thực hiện, nhưng những biện pháp này cũng tác động đáng kể đến nền kinh tế của họ, đặc biệt là trong quý II/2020.

Các nỗ lực để kiểm soát sự lây lan của COVID-19 cũng rất không đồng đều. Philippines và Indonesia dường như chậm rải trong việc ngăn chặn đại dịch, trong khi đối với các quốc gia khác như Brunei, Malaysia, Singapore và Thái Lan, các đường lây nhiễm của COVID-19 đang được kiểm soát. Trong khi đó Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam có tỷ lệ nhiễm COVID-19 thấp.

Một cơ sở cách ly COVID-19 mới được xây dựng ở Manila, thủ đô của Philippines. Ảnh: EPA.
Một cơ sở cách ly COVID-19 mới được xây dựng ở Manila, thủ đô của Philippines. Ảnh: EPA.

Sự ảnh hưởng kinh tế từ đại dịch COVID-19 là một phần kết quả của các phản ứng khác nhau từ chính phủ. Đặc biệt, các biện pháp quản lý và đóng cửa biên giới đã có tác động làm suy giảm nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế Đông Nam Á.

Bán lẻ và giải trí đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề ở Myanmar, Malaysia và Philippines, nơi hoạt động giảm sâu từ 72 đến 82%. Các biện pháp giãn cách xã hội cũng đã được thực hiện trong một thời gian tương đối dài ở các nước này.

Nguồn: ISEAS-Yusof Ishak Institute.
Nguồn: ISEAS-Yusof Ishak Institute.

Để giảm bớt tác động của các biện pháp như vậy và khởi đầu cho việc phục hồi kinh tế, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều thực hiện các chương trình kích cầu, mặc dù có sự khác biệt đáng kể về quy mô. Xét về tỷ trọng kích cầu trong GDP, Singapore với 26,2%, đã chi tiêu nhiều nhất cho đến thời điểm hiện tại, tiếp theo là Malaysia với 22,1% và Thái Lan với 16%.

Sự khác biệt giữa các quốc gia thậm chí còn rõ ràng hơn khi lượng kích cầu được chia cho quy mô dân số. Singapore một lần nữa dẫn đầu gói chi tiêu 8.819 USD/người, với các quốc gia ở chi tiêu ít hơn đáng kể - Brunei 728 USD/người, Malaysia 683 USD/người và 625 USD/người ở Thái Lan.

  Nguồn: ISEAS-Yusof Ishak Institute.

Nguồn: ISEAS-Yusof Ishak Institute.

Có thể thấy xu hướng chung đối với các quốc gia có nhiều trường hợp tính theo đầu người hơn cũng chi tiêu nhiều hơn, nhưng điều đáng chú ý là tốc độ thực tế của việc triển khai các biện pháp kích cầu tài khóa là rất quan trọng. Ví dụ, Indonesia đã phân bổ ít hơn 35% số tiền dành cho y tế và kích cầu kinh tế vào giữa tháng 9.

Ngoài số tiền chi cho kích cầu, cách thức chi tiêu cũng rất quan trọng. Các chương trình kích cầu thường bao gồm hỗ trợ tài chính trực tiếp và gián tiếp cho các hộ gia đình, cho vay khu vực doanh nghiệp cũng như hạ lãi suất thông qua chính sách tiền tệ.

Hầu hết các quốc gia đã hỗ trợ thu nhập trực tiếp cho các hộ gia đình dưới hình thức chuyển tiền mặt cũng như hoãn nộp thuế thu nhập và các khoản đóng góp an sinh xã hội. Hỗ trợ gián tiếp phổ biến nhất cho các hộ gia đình là trợ cấp cho các hóa đơn điện nước và các khoản vay.

Đối với các doanh nghiệp, việc đóng thuế và đóng góp cho an sinh xã hội đã được hoãn lại ở hầu hết các nước trong khu vực. Các chính phủ cũng đã cung cấp các cơ sở hỗ trợ tài chính để hỗ trợ các doanh nghiệp như thông qua các chương trình cho vay và bảo lãnh, với sự hỗ trợ phù hợp cho các ngành du lịch và lĩnh vực khách sạn.

Chính sách tiền tệ cũng đã được sử dụng rộng rãi để duy trì hoạt động kinh doanh cũng như hỗ trợ sự ổn định của khu vực tài chính. Hầu hết các ngân hàng trung ương trong khu vực đã cắt giảm lãi suất, tiến hành các hoạt động thị trường mở và tạm thời nới lỏng các yêu cầu đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính để tăng tính thanh khoản.

Nhiều quốc gia cũng đang tích cực quản lý sự biến động của thị trường tài chính bằng cách giảm gánh nặng nợ của các doanh nghiệp để giảm thiểu các khoản nợ xấu, tạm thời cấm bán khống và miễn phí, cùng các biện pháp khác.

Mặc dù vậy, tác động kinh tế của đại dịch ở Đông Nam Á vẫn rất nặng nề. Ngoại trừ Việt Nam, tất cả các nền kinh tế trong khu vực đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước trong quý II.

Một số nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Malaysia, với mức giảm 17,1%; Philippines, với âm 16,5%; Singapore giảm 13,2%; và Thái Lan với mức giảm 12,2%. Những tác động này có thể bởi sự kéo dài thời gian của các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát đại dịch đã được thực hiện ở mỗi quốc gia.

  Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP thực theo phần trăm sử dụng số liệu từ Cơ quan Giám sát Kinh tế ASEAN. Nguồn: ISEAS-Yushok Ishak Institute.

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP thực theo phần trăm sử dụng số liệu từ Cơ quan Giám sát Kinh tế ASEAN. Nguồn: ISEAS-Yushok Ishak Institute.

Các yếu tố trong nước dẫn đến suy giảm kinh tế bao gồm sự suy giảm tiêu dùng - đặc biệt nghiêm trọng ở Malaysia, Singapore và Philippines - trong khi sự sụt giảm đầu tư cũng xuất hiện như một lực cản nghiêm trọng đối với 3 nền kinh tế này cùng với Indonesia.

Xuất khẩu giảm nói chung đặc biệt gây tổn hại cho các nền kinh tế rất mở như Singapore, Malaysia và Thái Lan, mặc dù các số liệu thống kê thương mại gần đây cho thấy sự phục hồi đáng kể từ tháng 6.

Đối với nhiều nước trong khu vực, sự sụt giảm nhập khẩu đủ lớn để bù đắp cho sự sụt giảm xuất khẩu, dẫn đến đóng góp tích cực chung cho nền kinh tế. Tuy nhiên, xuất khẩu giảm đã làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp.

Các nền kinh tế mở với các khu vực nông nghiệp nhỏ như Malaysia và Thái Lan đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng vì có ít cơ hội hơn cho người lao động.

Ngoài thất nghiệp, sự suy giảm kinh tế có khả năng làm trầm trọng thêm mức độ nghèo đói. Tại Indonesia, quốc gia đông dân nhất trong khu vực, sự suy giảm kinh tế 3,5% có thể khiến số người nghèo tăng thêm khoảng 19,7 triệu người.

Suy thoái kinh tế có mức độ khác nhau trên khắp Đông Nam Á, chủ yếu là kết quả của sự lựa chọn chính sách giữa ngăn chặn đại dịch và duy trì các hoạt động kinh tế. Hành động cân bằng đầy thách thức này đã bị ảnh hưởng bởi cả sự mở cửa kinh tế và các nguồn lực sẵn có cho mỗi chính phủ.

Việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát nghiêm ngặt đã có tác động làm giảm đáng kể tiêu dùng trong nước, đặc biệt là ở Malaysia, Singapore và Philippines. Môi trường toàn cầu bất lợi cũng đã ảnh hưởng đến những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, chẳng hạn như Singapore, Malaysia và Thái Lan. Đây cũng là những quốc gia đã dành nguồn lực đáng kể để kích thích nền kinh tế của mình.

Các quốc gia khác ít phụ thuộc vào thương mại hơn và các nền kinh tế trong nước lớn hơn như Indonesia đã lựa chọn các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn ít nghiêm ngặt hơn với hậu quả là tỷ lệ nhiễm COVID-19 tăng nhưng nền kinh tế phát triển mạnh hơn.

  Những người bốc mộ hạ một quan tài trong lễ tang tại một nghĩa trang ở tỉnh Aceh của Indonesia. Anh: AFP.

Những người bốc mộ hạ một quan tài trong lễ tang tại một nghĩa trang ở tỉnh Aceh của Indonesia. Anh: AFP.

Một mối quan tâm đang nổi lên là hậu quả trung và dài hạn của các gói kích cầu dẫn đến thâm hụt tài khóa lớn hơn và tăng nợ chính phủ. Mặc dù cứu người là ưu tiên rõ ràng và phục hồi kinh tế là điều bắt buộc, nhưng bóng ma về gánh nặng nợ nần cao hơn và tăng trưởng ảm đạm trong tương lai - khiến việc trả nợ khó khăn hơn - có khả năng ảnh hưởng đến nhận thức của các nhà hoạch định chính sách về khả năng kích thích tài khóa hơn nữa.

Thâm hụt ngân sách gia tăng cũng có thể là vấn đề đối với các quốc gia được tài trợ thông qua các dòng vốn ngắn hạn. Bất kỳ thông tin nào cũng có thể gây áp lực lên đồng tiền của họ, dẫn đến nợ nần bằng USD ngày càng trầm trọng hơn. Ví dụ, đồng rupiah của Indonesia đã giảm giá 10% trong tháng 3 khi các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của họ sang nơi khác. Đồng tiền chỉ lấy lại được một số điểm sau khi ngân hàng trung ương can thiệp bằng cách mua trái phiếu chính phủ.

Sắp tới, các nước trong khu vực có thể sẽ trải qua những quỹ đạo khác nhau. Số phận kinh tế của các nước phụ thuộc vào thương mại sẽ phụ thuộc vào kết quả hoạt động của nền kinh tế toàn cầu, do đó sẽ phụ thuộc vào sự thành công của việc tìm ra vắc xin.

Đối với những quốc gia khác có thị trường nội địa tương đối lớn hơn và ít phụ thuộc vào thương mại, phần lớn sẽ phụ thuộc vào khả năng kiểm soát đại dịch mà không cần đến các hạn chế nghiêm ngặt.

Về lâu dài, tác động của đại dịch đối với sức khỏe và vốn con người cũng có thể là quan trọng. Các phản ứng chính sách trong các lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng đến khả năng của các cá nhân và doanh nghiệp trong việc tạo ra và tận dụng các cơ hội kinh tế trong tương lai.

Do đó, các chính phủ trong khu vực cần phải vượt ra ngoài việc dập tắt đại dịch hiện tại và bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai bất chấp những bất ổn sâu sắc ở phía trước.

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương