Điều gì sẽ xảy ra nếu lạm phát ở Mỹ vẫn tiếp tục?

Người Mỹ đang lo lắng về lạm phát. Vậy giá cả tăng cao có phải là nhất thời?

Lạm phát là mối quan tâm kinh tế số 1 được thể hiện trong một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew. Theo đó, khoảng 63% số người tham gia khảo sát cho biết, họ "rất lo ngại" về giá cả tăng cao, đặc biệt là đối với thực phẩm và hàng tiêu dùng. Chỉ 29% trong số này rất lo ngại rằng người Mỹ sẽ không tìm được việc làm.

Những lo ngại này rất dễ giải thích bởi lạm phát tiêu dùng đang ở mức trên 5%. Bộ Lao động Mỹ báo cáo rằng, các doanh nghiệp đầu tư vào năng lực sản xuất dài hạn đang phải đối mặt với đợt tăng giá lớn nhất kể từ năm 1982.

Trong khi đó, quan điểm của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và chính quyền Biden vẫn không thay đổi. Các cơ quan này cho rằng, sự bùng phát lạm phát này là nhất thời và sẽ giảm vào năm tới, để đạt mức tăng trưởng bền vững hơn khoảng 2%, bằng hoặc gần mục tiêu của Fed.

Họ thừa nhận rằng lạm phát đã tăng cao hơn và kéo dài hơn họ mong đợi nhưng nói rằng, khi Mỹ thoát khỏi những biến động kinh tế do đại dịch gây ra, lạm phát cao sẽ không còn nữa.

lam-phat.jpg
Người dân di chuyển trên một tuyến phố ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP

Có lẽ họ đúng. Nhưng điều quan trọng là phải xem xét các yếu tố bất ngờ có thể xảy ra, những điều có thể thay đổi cơ cấu nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới.

Cụ Dự trữ Liên bang đã theo dõi kỳ vọng của công chúng về tỷ lệ lạm phát trong tương lai. Mục tiêu là để những kỳ vọng này được "cố định" ở mức khoảng 2%.

Nhưng theo cuộc khảo sát hồi tháng 8 của Fed ở New York, người tiêu dùng kỳ vọng lạm phát sẽ ở mức 5,2% trong năm tới và ở mức trung bình 4% trong ba năm tới.

Bên cạnh đó, việc chuyển khoản cho các cá nhân trong thời kỳ đại dịch đã làm tăng tiết kiệm cá nhân rất lớn và nhu cầu bị dồn nén này đang tăng lên so với các giới hạn về phía cung.

Cụ thể, các nhà xây dựng nhà và căn hộ không chỉ phải đối mặt với tình trạng thiếu công nhân lành nghề, mà còn phải đối mặt với các quy tắc phân vùng, cũng như quy định hạn chế khả năng xây dựng và cải tạo ở những nơi mà người Mỹ muốn sinh sống. 

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi giá nhà và tiền thuê nhà hàng tháng đang tăng vọt. Fannie Mae, quỹ thế chấp nhà lớn nhất ở Mỹ, dự đoán lạm phát nhà ở sẽ ở mức 4,5% hoặc hơn trong những năm tới.

Trong khi đó, tỷ lệ việc làm trong toàn nền kinh tế đang ở mức kỷ lục. Với tổng số công việc còn trống là 5,6 triệu sau tháng 2/2020, sự thiếu hụt này có vẻ bất thường.

Tuy nhiên có thể lý giải rằng, trong thời kỳ đại dịch, nhiều công nhân trên 60 tuổi đã quyết định nghỉ hưu sớm và không quay trở lại làm việc. Số lượng công nhân thất nghiệp từ 6 tháng trở lên cao gấp ba lần so với 18 tháng trước. Theo đó, những người không thạo việc có thể chậm quay trở lại thị trường việc làm. Một số sẽ không bao giờ quay trở lại nữa.

Còn những người lao động quay trở lại công việc sẽ phải đối mặt với những trở ngại mới, bao gồm cả sự không phù hợp giữa kỹ năng và công việc. Vì nền kinh tế hậu đại dịch đang đòi hỏi nhiều lao động hơn trong vận chuyển và kho bãi, cần ít lao động hơn trong dịch vụ ăn uống.

Việc giải quyết những điểm không phù hợp này sẽ mất rất nhiều thời gian, ngay cả khi các chương trình đào tạo lại hoạt động tốt.

Nhìn xa hơn về phía trước, tốc độ gia tăng lực lượng lao động đã chậm lại ở mức nhỏ giọt, đực biệt là dòng người nhập cư mới, những người rất cần thiết để tăng cường lực lượng lao động.

chat-ban-dan.jpg
Một nhân viên đi qua cơ sở sản xuất chất bán dẫn ở Malta, NY, ngày 16/3. Ảnh: Bloomberg News

Tiếp theo là sự thiếu hụt chất bán dẫn, thành phần quan trọng trong ô tô và các thiết bị điện tử. Hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều thông báo cắt giảm sản lượng, dẫn đến tình trạng khan hàng tại các đại lý ô tô và "đội giá" cao cho người tiêu dùng.

Ngành công nghiệp bán dẫn của thế giới đang hoạt động hết công suất nhưng vẫn không thể đáp ưng được nhu cầu của thị trường và ngày càng phụ thuộc vào sản xuất ở Trung Quốc và Đài Loan. Trong khi đó, việc xây dựng các cơ sở sản xuất mới sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian.

Trong những thập kỷ gần đây, các tập đoàn ngày càng phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu để giữ giá nhân công và nguyên vật liệu giảm xuống, cũng như duy trì hàng tồn kho, giảm chi phí vận chuyển.

Tuy nhiên, đại dịch và những căng thẳng toàn cầu đang buộc các tập đoàn phải xem xét lại chiến lược này. Nhưng thay đổi chuỗi cung ứng sẽ mất thời gian và tăng chi phí.

Mặt khác, bản thân chuỗi cung ứng toàn cầu đã trở thành một điểm nghẽn, như một báo cáo gần đây của Journal ghi nhận. Các tàu đang chờ dỡ hàng ngoài khơi và các container chất đống tại cảng. Tình trạng thiếu thiết bị, xe tải, tài xế và kho bãi đang làm chậm quá trình luân chuyển hàng hóa từ cảng đến các doanh nghiệp.

Trong khi đó, việc yêu cầu nhân viên làm tăng ca sẽ làm tăng chi phí lao động, khiến nhân viên muốn từ chức...

Bạn chỉ cần hiểu đơn giản rằng, khi nhu cầu tăng cao mà nguồn cung không đủ đáp ứng thì sẽ dẫn đến lạm phát. Nếu những thay đổi về cấu trúc trở thành nguyên nhân chính, thì người Mỹ không nên mong đợi việc giá cả tăng cao tại cửa hàng chỉ là "nhất thời". 

AN DI

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương