Siết chặt visa đi châu Âu sau vụ 39 người chết ở Anh?

Thông tin về quá trình xin thị thực đi các nước đi châu Âu gây xôn xao những ngày qua mặc dù không sai nhưng chưa chính xác hoàn toàn.

Gần đây trên mạng xôn xao thông tin sau vụ 39 người chết, từ ngày 18/11 công dân một số nước trên thế giới xin visa đi châu Âu tại bất cứ đại sứ quán hay lãnh sự quán đều phải thẩm định hồ sơ qua 27 nước trong khối Schengen.

Các nước này bao gồm: Afghanistan, Algeria, Syria, Iran, Iraq, Liên bang Nga, Pakistan, Sri Lanka, Bắc Triều Tiên… trong đó có Việt Nam. Nếu muốn tới đại sứ quán Pháp làm thủ tục xin visa, ngoài việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, người xin phải có được sự đồng ý của 26 nước còn lại.

Trong thời gian này, sứ quán Pháp sẽ phát công hàm điện tử đến các nước trong khối, người này sẽ được cấp visa, ngược lại họ không cần đưa ra lời giải thích.

Nội dung thông tin dẫn nguồn tham khảo từ web của Cục Di trú Na Uy (UDI), cụ thể là "công dân của một số quốc gia nhất định muốn xin thị thực đi Schengen thì đơn xin này phải được sự chấp thuận của tất cả các quốc gia thuộc khối Schengen", và danh sách 37 "quốc gia nhất định" này có Việt Nam.

  Thị thực Schengen - Ảnh: Fotolia

Thị thực Schengen - Ảnh: Fotolia

Tuy nhiên thông tin được bàn tàn sôi nổi này mặc dù không sai nhưng lại không hoàn toàn chính xác. Theo Ủy Ban châu Âu, xét duyệt thị thực trong khối Schengen từ trước đến giờ luôn yêu cầu sự đồng thuận của tất cả các quốc gia trong khối. Trong đó, ở phần “xử lý đơn thị thực” có nêu rõ các quốc gia trong khối này có quyền gửi đơn xin thi thực nộp cho họ từ một số quốc gia nhất định bao gồm Việt Nam đến các quốc gia trong khối để thẩm định. Quá trình thẩm định này có thể kéo dài tới 7 ngày.

Trang web của Ủy Ban châu Á cũng thông tin rằng: Khi đại sứ quán, lãnh sự quán hay UDI đã xem xét đơn, họ sẽ gửi đến các quốc gia trong khối. Không thể hoàn tất quá trình thẩm định cho đến khi nhận được sự đồng thuận.

UDI khuyến cáo người xin cần dự trù thời gian xét duyệt lâu và nộp đơn sớm. Một số trường hợp thăm thân nhân đang bị bệnh hoặc dự tang lễ người thân trong gia đình và không thể chờ đủ 8 ngày thì Na Uy có thể xét xét visa có giá trì tại đất nước Na Uy cho công dân của các nước trong danh sách này.

Như vậy, quá trình thẩm định này sẽ diễn ra trên Thông tin Schengen (Schengen Information System - SIS), không phải là công hàm điện tử như được đưa trên mạng. Đây là hệ thống chia sẻ thông tin được sử dụng rộng nhất để quản lý biên giới và an ninh tại châu Âu. Hệ thống cho phép các cơ quan có thẩm quyền quốc gia như cảnh sát hay biên phòng đăng nhập để kiểm tra các cảnh báo tại châu Âu, đồng thời các cơ quan cấp thị thực và di trú trao đổi, tham vấn về việc cấp hay từ chối thị thực cho công dân nước thứ ba. 

Tuy nhiên lý do tại sao có Việt Nam thì trang web của Ủy ban châu Âu lẫn UDI đều không đề cập đến. 

Thanh Mai

Vụ 39 người chết ở Anh: Gia đình tự lo chi phí mang hài cốt về nước

Vụ 39 người chết ở Anh: Gia đình tự lo chi phí mang hài cốt về nước

Theo công văn của Bộ Ngoại giao, gia đình các nạn nhân tử vong tại Anh sẽ tự thanh toán các chi phí để đưa thi thể người thân về nước