Tại sao cổ phiếu tăng ngày càng cao giữa dịch COVID-19?

Chỉ số chứng khoán thế giới trong vài tuần qua liên tục lập kỷ lục, dù nhà đầu tư lo lắng dịch COVID-19 sẽ làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

Chỉ số Dow Jones kế thúc tuần với mức tăng 1%, trong khi S&P 500 cũng có mức tăng 1,6%. Cả hai chỉ số này đều đại mức cao nhất mọi thời đại vào giữa tuần trước. Chỉ số STOXX Europe 600 cũng đã tăng gần 1,5% sau khi leo lên mức kỷ lực vào giữ trưa ngày 14/2. Ngay cả Shanghai Composite của Trung Quốc cũng có mức tăng 1,4% trong tuần trước.

Trong khi đó, dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt, khi số người chết và số người nhiễm bệnh đang ngày càng tăng cao.

Theo khảo sát mới nhất của Reuters, hầu hết nhà kinh tế tham gia cho rằng kinh tế Trung Quốc hiện tại sẽ tăng trưởng chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính. Dù vậy, họ tin rằng việc này sẽ chỉ là ngắn hạn nếu dịch bệnh được kiểm soát.

Peter Boockvar, giám đốc đầu tư của Bleakley Advisory Group, trả lời về sự tăng trưởng gần đây của thị trường chứng khoán : Đó là về sự tự tin thái quá ở FED.

Nhân viên giao dịch trên sàn chứng khoán New York. Ảnh: Reuters.
Nhân viên giao dịch trên sàn chứng khoán New York. Ảnh: Reuters.

"Tôi nghĩ rằng thị trường chứng khoán đang chìm trong sự tự huyễn hoặc rằng 'chúng tôi vẫn đang ổn, FED sẽ cứu chúng tôi' ", ông cho biết. "Tôi tin rằng nó đơn giản chỉ là như vậy."

Ông chỉ ra rằng, S&P 500 đã tăng thêm 12% kể từ khi FED có những hành động giải cứu thị trường cho vay vào tháng 9/2019.

Việc mua trái phiếu ngắn hạn được gọi là tín phiếu, được công bố vào tháng 10, đã giúp nới lỏng các điều kiện tài chính. Từ đó, các ngân hàng trung ương sẽ dừng mở bảng mở rộng cân đối kế toàn dự định vào tháng 4 năm nay.

Nó cũng giúp cho doanh thu quý đầu tiên của năm 2020 tăng trưởng không tệ, ngay cả khi các công ty đang bày tỏ sự lo ngại đối với dịch COVID-19.

"Trong một báo cáo gần đây, 77% các công ty thuộc sàn S&P 500 đã báo cáo thu nhập trong ba tháng cuối năm 2019, và có tới 71% trong số đó đạt kỳ vọng lợi nhuận", theo John Butters của Factset cho biết. 

Tuy nhiều, cũng có vài ngoại lệ, như công ty Take Under Armor (UA) cho biết trong tuần trước rằng, họ có thể thiệt hại 60 triệu USD doanh thu trong quý I/2020 và không chắc chắc mức tăng trưởng với tình hình đang biến động hiện tại, kết quả cuối cùng có thể bị ảnh hưởng nặng hơn. Cổ phiếu của công ty kết thúc vào tuần trước ở mức giảm 15%.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm 17/2 thông báo hạ lãi suất với các khoản vay trung hạn (MLF) trị giá 200 tỷ nhân dân tệ (28,65 tỷ USD) cho các tổ chức tài chính. Mức lãi mới sẽ là 3,15%, giảm từ 3,25% trước đây.

Việc này sẽ duy trì "thanh khoản dồi dào ở mức hợp lý" cho hệ thống ngân hàng. Động thái hôm nay được cho là mở đường để hạ lãi suất cơ bản, sẽ công bố vào thứ năm, nhằm xoa dịu sức ép tài chính do dịch Covid-19 gây ra với các công ty.

PBOC cũng thông báo hôm nay đã bơm 100 tỷ nhân dân tệ vào các tổ chức tài chính thông qua hợp đồng repo. Đầu tháng này, khi dịch bệnh leo thang, cơ quan này cũng bất ngờ hạ lãi suất với các hợp đồng mua lại đảo ngược (repo) thêm 0,1%.

MINH TUẤN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương