Thanh niên Hà Nội thu tiền tỷ mỗi năm nhờ vào nghề nuôi côn trùng

So với trồng trọt, chăn nuôi truyền thống, hiệu quả từ việc nuôi những con côn trùng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Lâm Ngọc Kiên, sinh năm 1988, sống tại Thường Tín, Hà Nội bắt đầu làm nghề nuôi côn trùng từ năm 2010. Khi đó anh đi ăn món châu chấu với một người thân ở Hà Nội và khá tò mò về việc sao nhiều người thích ăn món này đến vậy.

Anh nói: "Nhận thấy nhu cầu ăn uống và ẩm thực của người dân ở hiện tại và tương lai rất lớn nên tôi đã bắt tay vào nuôi các loại côn trùng phục vụ người mua. Ngay sau đó, tôi đã về nhà tìm tòi, nghiên cứu trên mạng và mua châu chấu về nuôi thử nghiệm nhưng đã thất bại do không biết cách nuôi và không có người chỉ dạy".

Thanh niên Hà Nội thu tiền tỷ mỗi năm nhờ vào nghề nuôi côn trùng

Anh Kiên cho biết, mỗi loài nó có một tập quán sinh sống, chế độ thức ăn khác nhau nên anh từng phải tốn khá nhiều tiền bạc vào những sai lầm trước đó. Thứ hai là lúc đó không biết bán dế cho ai và bán đi đâu. Anh Kiên đã từng phải lấy xe mang dế đi rao bán rong tới các cửa hàng chim cảnh, quán bia…

Bên cạnh đó, anh Kiên cũng nhận không ít lời cười chê từ bạn bè nói anh điên khùng. Sau thời gian quảng cáo thương hiệu, dân buôn biết đến anh, hai bên kết nối để cùng hợp tác. Sau đó anh vay tiền thuê căn nhà 3 tầng rộng khoảng 60m2 làm "trang trại" nuôi côn trùng và gọi bạn bè cùng làm ăn.

Năm 2013, anh quyết định mở rộng trang trại hơn nữa, anh đến xã Văn Bình chọn làm nơi xây dựng trang trại, tạo dựng thương hiệu. Anh nhận thấy hiệu quả từ việc nuôi những con côn trùng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thanh niên Hà Nội thu tiền tỷ mỗi năm nhờ vào nghề nuôi côn trùng

Anh Kiên cho biết, vì đường ruột của dế nhạy cảm nên rau rạch là yếu tố quyết định sự sống còn và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của loại côn trùng này. "Khi dế được ăn rau sẽ phát triển nhanh, sức đề kháng và chất lượng của con dế sẽ tốt hơn", anh Kiên cho biết.

Trong mô hình của anh Kiên, dế ăn hoàn toàn bằng rau xanh mà không uống nước trực tiếp để hạn chế tối đa việc xảy ra dịch bệnh. Anh Kiên còn có thể tiết kiệm được 30% - 40% nguồn chi phí về thức ăn và nước.

"Theo thông thường như những người nuôi dế khác, khi dế ăn cám thì sẽ phải cho uống nước. Nhưng tôi nhận ra rằng, khi dế uống nước, chân của chúng sẽ bị dính nước sau đó lại ăn cám sẽ dẫn tới việc cám bị mốc khiến dế sẽ bị tiêu chảy. Vì thế, khi sử dụng rau thay thế nước uống tôi có thể quản lý được nguồn nước đã có sẵn trong rau xanh", anh Kiên tiết lộ.

Trước đây, anh Kiên chủ yếu nuôi dế thái nhưng nhận thấy vòng đời loài côn trùng này rất ngắn chỉ từ 65 - 70 ngày nếu không bán được sẽ rất lãng phí. Từ đó, anh Kiên lại quyết định nuôi thêm nhiều loại bò sát, côn trùng và lấy chính nguồn dế dư thừa để làm thức ăn cho chúng. Hiện tại, ở mô hình của anh Lâm Ngọc Kiên ngoài nuôi dế, anh còn nuôi cả cà cuống, tắc kè, thằn lằn, thậm chí là cả bọ cạp với số lượng lên tới hàng trăm nghìn con.

Để nuôi được một con tắc kè bán ra thị trường sẽ phải mất thời gian ít nhất 6 tháng trở lên với giá hơn 500.000 đồng/con 2 lạng, tắc kè càng lớn giá trị càng cao. Sau khi trừ chi phí, anh Kiên thu về 1 tỷ đồng/năm. Mỗi tháng anh Kiên xuất bán ra được khoảng 4 tấn côn trùng, bò sát các loại. Anh đã liên kết cung cấp con giống, hướng dẫn quy trình nuôi và bao tiêu sản phẩm đầu ra với hơn 300 hộ dân từ Quảng Trị trở ra.

Hện anh Kiên đang tiếp tục nghiên cứu và sản xuất tinh bột dế cũng như các sản phẩm từ nguyên liệu này để hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp hơn.

Thanh Mai

Lịch chiếu phim Hà Nội ngày 15/11 đầy đủ nhất

Lịch chiếu phim Hà Nội ngày 15/11 đầy đủ nhất

Trân trọng gởi đến bạn đọc lịch chiếu phim tại Hà Nội ngày 15/11 ở tất cả các rạp.