Tỉnh lẻ thi nhau cấp phép dự án, sản phẩm "dồi dào"

Quỹ đất sạch tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng bắt đầu khan hiếm hoặc giá quá cao, vì vậy, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã tìm hướng đi mới tại các tỉnh thành lân cận, nơi sở hữu tiềm năng phát triển kinh tế khoáng sản, công nghiệp, đặc biệt là du lịch vượt trội. Bên cạnh đó, tại thị trường tỉnh, nhằm thu hút đầu tư, chính quyền địa phương cũng tập trung cải cách chính sách, thủ tục hành chính, đồng thời cải thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp ích không nhỏ cho nhà đầu tư về thời gian, chi phí, thủ tục.

Đặc biệt, mới đây, nhiều tỉnh thành đã công bố thu hồi hàng loạt dự án bất động sản đã được cấp phép nhưng chủ đầu tư lại không thực hiện xây dựng, phát triển dự án.

Tại tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, lượng dự án mới mở bán cũng tăng đáng kể từ đầu năm 2020 tới nay. Đơn cử như Tập đoàn Novaland có tới 4 dự án mỗi dự án lên tới 1.000ha tại tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận. Hưng Thịnh Corp cũng có các dự án lớn tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu được triển khai…

Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế tại các tỉnh thì có những tỉnh lượng dự án cấp phép nhiều hơn so với thực tế nhu cầu nhà ở của người dân dẫn tới tình trạng dự án xây dựng, mở bán nhưng không có người ở.

Hay như tỉnh Bình Dương, năm 2009 dự án Trung tâm hành chính tỉnh tại TP Mới được hình thành, hàng chục ngàn sản phẩm như đất nền, nhà phố, chung cư, biệt thự được bán ra. Thế nhưng tới nay đây lại là một thành phố không người ở.

Còn tại Long An, năm 2019 tỉnh này có khoảng 118 dự án đã được phê duyệt quy hoạch thuộc Thành phố Tân An và các huyện như: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Thủ Thừa, Tân Trụ. Tới Năm 2020, các dự án được cấp phép được tỉnh hạn chế, theo số liệu từ Sở Xây dựng tỉnh Long An thì có khoảng 10 dự án mới được cấp phép.

Báo cáo mới nhất từ Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang cho biết, tính tới thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 62 dự án bất động sản được chấp thuận cho doanh nghiệp tiếp cận và phát triển dự án. Trong đó, TP. Vị Thanh với dân số khoảng 200.000 người, nhưng được quy hoạch mời gọi 21 dự án bất động sản mới. Tại TP. Ngã Bảy có tới 10 dự án, thị xã Long Mỹ có tới 10 dự án, huyện Châu Thành 12 dự án… Đặc biệt, các dự án đều có diện tích hàng trăm héc-ta với các dòng sản phẩm chủ yếu là nhà phố, đất nền.

Còn ông Võ Hoàng Ngân, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết chỉ từ đầu năm 2020 tới nay, tỉnh này đã cấp phép cho 114 dự án bất động sản mới. Trong đó, thành phố Thủ Dầu Một có 15 dự án; thành phố Thuận An có 36; thành phố Dĩ An có 23; TX Tân Uyên có 23; TX Thị Xã Bến Cát có 11; huyện Bàu Bàng có 6.

Tại tỉnh Hậu Giang, nguồn cung đang vênh với nhu cầu thực rất lớn. Đặc biệt, dân số tỉnh Hậu Giang hiện quá thấp, theo số liệu năm 2019 của tỉnh, thì toàn tỉnh chỉ có 733.017 người, thậm chí số liệu khảo sát dân số năm 2004 của tỉnh là 749.800 người, còn lớn hơn số dân năm 2019. Tại dự án Western Pearl (TP. Vị Thanh), giá mỗi m2 đất tại đây được chủ đầu tư chào bán từ 10,5 - 13 triệu đồng/m2, giá nhà thô xây sẵn hiện từ 4,5 - 5 tỷ đồng/căn diện tích 5x20, cao tương đương với nhiều dự án ở vùng ven và phụ cận TP.HCM.

Trong khi đó, theo số liệu từ UBND tỉnh Hậu Giang, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 của tỉnh là 1.935 USD, tính ra thu nhập bình quân mỗi tháng của người dân Hậu Giang chưa tới 4 triệu đồng/người. Điều này cho thấy, thu nhập người dân và giá bất động sản đang vênh nhau khá lớn.

Ở Long An tỉnh cảnh dự án được mở bán rầm rộ nhưng sau đó lại không được người dân về ở như khu đô thị Năm Sao với diện tích hơn 400ha, khu đô thị TP Mới Tân An cũng lên tới hơn 200ha nhưng tới nay cũng không có người ở…. Khu đô thị Long Hưng tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, khu dân cư quan khu vực xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành… cũng chìm trong cảnh dự án được xây dựng hạ tầng, bán cho người dân, nhà đầu tư nhưng lại không có người về ở.

mặt bằng giá BĐS căn hộ bình quân tại khu vực Bình Dương tăng 5 – 12 triệu đồng/m2, còn khu vực Đồng Nai tăng khoảng 3 – 4 triệu đồng/m2, có lúc lên cao gần gấp đôi.

Các tỉnh vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Tại các tỉnh này, điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng sống ngày càng được cải thiện và nâng lên. Vì vậy, mặt bằng giá BĐS ở khu vực này đang có tín hiệu tăng mạnh.

Những yếu tố này đã trực tiếp tạo nên nhịp điệu sôi động cho thị trường BĐS các tỉnh Miền Đông Nam Bộ trong thời gian qua. Theo đó, giá BĐS tại các tỉnh lân cận TP. Hồ Chí Minh ngày càng bị đẩy lên cao. Nằm trong khu vực vệ tinh TP. Hồ Chí Minh, giá BĐS tại 4 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An đang ngày càng tăng cao.

Nhật Hạ

( Tổng Hợp)

Theo Phụ Nữ Mới