Tổng thống Donald Trump: Trung Quốc muốn đàm phán, chúng tôi sẽ bắt đầu nói chuyện nghiêm túc

Tổng thống Donald Trump hôm 26/8 nói rằng Trung Quốc đã sẵn sàng trở lại bàn đàm phán và 2 nước sẽ bắt đầu nói chuyện rất nghiêm túc.

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Biarritz ở Pháp, Trump ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hoan nghênh mong muốn của ông về một thỏa thuận.

"Tối qua, Trung Quốc gọi cho những người hàng đầu trong vấn đề thương mại của chúng tôi và nói rằng hãy trở lại bàn đàm phán và tôi nghĩ họ muốn làm điều gì đó. Họ đã bị tổn thất nặng nề nhưng họ hiểu đó là điều đúng đắn phải làm và tôi rất tôn trọng điều đó. Đây sẽ là một bước tiến tích cực cho cả thế giới", ông Trump nói. 

Ngày 24/8, ngay sau khi tuyên bố đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu của nhau, ông Trump nói rằng Mỹ và Trung Quốc đang rất hợp nhau và đang đàm phán. 

"Thật ra, chúng tôi đang rất hợp với Trung Quốc ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi đang đàm phán với nhau. Tôi nghĩ rằng họ muốn có một thỏa thuận hơn tôi rất nhiều. Tôi cũng sẽ có rất nhiều tiền với các đợt thuế quan sắp tới", ông Trump nhấn mạnh. 

Trước khi rời G7, Trump cho biết ông sẽ tăng mức thuế hiện tại đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD lên 30% từ 25% vào ngày 1/10. Ngoài ra, mức thuế đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc khác, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/9, giờ sẽ là 15% thay vì 10%.

Tại G7, Trump cho biết hôm 25/8 ông có thể tuyên bố cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang là một trường hợp khẩn cấp quốc gia nếu ông muốn. "Theo nhiều cách, đây là một trường hợp khẩn cấp", ông Trump nói về cuộc chiến thương mại đang diễn ra.

"Tôi có thể ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tôi cho rằng họ ăn cắp và cưỡng chế chuyển giao tài sản sở hữu trí tuệ với giá trị đâu đó từ 300 đến 500 tỷ USD mỗi năm, chúng tôi đã mất tổng cộng hàng nghìn tỷ USD cho nhiều năm qua", ông Trump nêu lý do có thể ban bố tình trạng khẩn cấp nhưng cho biết ông chưa có kế hoạch nào tương tự ở thời điểm hiện tại. 

Lần gặp nhau gần nhất giữa hai nhà lãnh đạo vào tháng 6/2019 tại hội nghị G20.
Lần gặp nhau gần nhất giữa hai nhà lãnh đạo vào tháng 6/2019 tại hội nghị G20.

Tuyên bố mới nhất của ông Trump phần nào thắp lên hy vọng cho một giải pháp với cuộc chiến thương mại của hai nước. Những động thái gần đây đẩy cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên mức nghiêm trọng chưa từng có. Bắt nguồn từ sự thâm hụt thương mại, chiến tranh thương mại đang lan sang nhiều lĩnh vực khác, trong đó có công nghệ. 

Nói về mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng nó là con đường một chiều. "Họ có lối vào miễn phí với thị trường và đầu tư của Mỹ nhưng doanh nghiệp Mỹ chẳng có điều ngược lại ở Trung Quốc. Đó là lý do tại sao mối quan hệ của chúng tôi tệ đến mức này", ông Mnuchin nói và nhấn mạnh nếu có thỏa thuận công bằng và cân bằng, Mỹ sẽ ký ngay lập tức. 

Bộ trưởng Mỹ: Nếu Trung Quốc công bằng, chúng tôi sẽ ký thoả thuận ngay tức khắc

"Chúng tôi không có giao dịch tự do với họ", Chủ tịch Mnuchin nói hôm 25/8 bên lề cuộc họp G-7 ở Pháp. "Đây giống như con đường một chiều: Họ có thể vào thị trường Mỹ miễn phí, có các khoản đầu tư của chúng chúng tôi và các công ty của chúng tôi, nhưng chúng ta lại không có điều tương tự ở Trung Quốc. Đó là điều duy nhất tại sao chúng ta lại ở trong tình huống này với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc đồng ý với một mối quan hệ công bằng và cân bằng, chúng tôi sẽ ký thoả thuận trong tức khắc".

"Đôi khi, chúng ta phải thực hiện các biện pháp nghiêm khắc", cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, nói với Mnuchin, và ông cũng cho rằng các công ty Mỹ nên để ý đến lời kêu gọi của Tổng thống về việc rời khỏi Trung Quốc.

"Hãy quay về Mỹ, chúng ta có hệ thống thuế tốt nhất, chúng ta có hệ thống quản lý tốt nhất, đây là một nơi dễ kiếm tiền, và công nghệ tốt nhất thế giới. Hãy về nhà, đó là những gì Tổng thống đang nói", ông Kudlow cho biết.

Phát biểu tại hội nghị G7 đang diễn ra ở Pháp, Tổng thống Donald Trump cho biết ông có thể tuyên bố cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là tình trạng khẩn cấp quốc gia nếu như ông muốn thế.

"Theo nhiều cách thì đây chính là tình thế khẩn cấp", ông phát biểu bên lề cuộc họp về chủ đề chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

"Tôi có thể tuyên bố đây là tình trạng khẩn cấp quốc gia, tôi nghĩ khi Trung Quốc ăn cắp các tài sản trí tuệ trị giá từ 300 đến 500 tỷ USD mỗi năm và khi chúng tôi bị thiệt hại gần 1.000 tỷ USD mỗi năm, từ nhiều năm nay đều như vậy", ông nói, bổ sung thêm rằng hiện tại ông chưa có kế hoạch làm như vậy.

"Thực ra hiện tại các cuộc đàm phán đang diễn ra tốt đẹp. Họ muốn 1 thỏa thuận nhiều hơn chúng tôi, và tôi đang thu được rất nhiều tiền từ thuế quan. Trước đây chúng tôi chưa bao giờ nhận được gì từ Trung Quốc, kể cả là 10 cent, vì thế hãy chờ xem điều gì diễn ra".

Những bình luận nói trên được ông Trump đưa ra khi gặp Thủ tướng Anh Boris Johnson bên lề hội nghị G7 diễn ra tại thị trấn ven biển Biarritz của nước Pháp.

Khi được hỏi liệu ông có suy nghĩ lại về quyết định leo thang chiến tranh thương mại với Trung Quốc, ông Trump nói rằng "có, tôi vẫn luôn suy nghĩ lại về tất cả mọi thứ". Tuy nhiên vài giờ sau, Nhà Trắng phát đi thông báo rằng ý của ông Trump là ông ước mình đã đánh thuế cao hơn đối với hàng Trung Quốc.

Trong cuộc gặp song phương với Thủ tướng Anh, Tổng thống Mỹ cũng bác bỏ lo ngại rằng các nhà lãnh đạo G7 cũng như các đồng minh khác của Mỹ sẽ gây sức ép buộc ông phải chấm dứt chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

"Tôi nghĩ rằng họ tôn trọng cuộc chiến này bởi nó chắc chắn phải xảy ra". "Chúng tôi đã có những hiệp định thương mại tồi tệ mà trong đó lớn nhất chính là Trung Quốc, và tôi đang cố gắng sửa chữa chúng", ông nói.

Trước khi rời G-7, Tổng thống Trump tuyên bố từ ngày 1/10 sẽ tăng mức thuế áp lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc từ mức 25% hiện nay lên thành 30%. Bên cạnh đó thuế đánh vào 300 tỷ USD hàng Trung Quốc còn lại sẽ là 15% chứ không phải 10% như tuyên bố ban đầu.

MINH TUẤN

theo Tin 24h

Ông Trump đề nghị thả bom hạt nhân thổi bay siêu bão ập vào Mỹ

Ông Trump đề nghị thả bom hạt nhân thổi bay siêu bão ập vào Mỹ

Tại một cuộc họp, Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị ném bom hạt nhân vào giữa siêu bão, đây không phải là lần đầu tiên ông có đề nghị này.