Lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu cao kỷ lục

Các quốc gia nằm trong khu vực sử dụng đồng chung euro đã chứng kiến ​​giá tiêu dùng tăng 5,1% vào tháng Giêng và theo dữ liệu chính thức thì đây là mức cao nhất kể từ khi việc lưu trữ hồ sơ bắt đầu vào năm 1997.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại còn 0,3% ở khu vực đồng tiền chung châu Âu euro trong ba tháng cuối năm 2021 do nhiễm do sự xuất hiện của biến thể Omicron, điều đã buộc chính quyền các nước trong khu vực phải đưa ra những hạn chế đi lại mới và ngăn cản người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ trực tiếp như ăn uống, du lịch.

ap22033389691350.jpg
Lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu cao kỷ lục.

Lạm phát do giá dầu và khí đốt đạt mức cao kỷ lục trong tháng thứ ba liên tiếp, gây khó khăn cho người tiêu dùng và làm dấy lên câu hỏi về các động thái trong tương lai của Ngân hàng Trung ương châu Âu.

19 quốc gia sử dụng đồng euro đã chứng kiến ​​giá tiêu dùng tăng 5,1% vào tháng Giêng, cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu Eurostat đưa tin hôm thứ Tư. Con số này đã phá kỷ lục 5% vào tháng 12 và 4,9% vào tháng 11 và là mức cao nhất kể từ khi việc lưu trữ hồ sơ bắt đầu vào năm 1997.

Một lần nữa, giá năng lượng tăng cao lại đóng một vai trò quan trọng, tăng 28,6%.

Giá dầu đã tăng vọt khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau những hạn nghiêm ngặt nhất do COVID-19 gây ra, trong khi giá khí đốt tự nhiên tăng mạnh do nguồn dự trữ mùa đông cạn kiệt. Điều này xuất phát từ nguồn cung của Nga giảm và những lo ngại về một động thái quân sự mới của Moscow đối với Ukraine.

Các hóa đơn năng lượng cao hơn cho người tiêu dùng đã nhanh chóng trở thành một vấn đề chính trị ở châu Âu khi các chính phủ tung ra các khoản trợ cấp và giảm thuế nhằm giảm bớt các tác động vào ngân sách chi tiêu trong hộ gia đình. Lạm phát cao khiến nhiều mặt hàng tăng giá từ thực phẩm đến nhiên liệu đều đắt đỏ hơn và là một trong những yếu tố kìm hãm sự phục hồi của châu Âu.

Chẳng hạn, giá xăng ở Đức đã đạt mức kỷ lục 1,712 euro mỗi lít (tương đương 7,31USD cho mỗi gallon), Câu lạc bộ Ô tô Đức (ADAC) cho biết hôm thứ Tư.

Lạm phát cao sẽ trở thành trọng tâm trong cuộc họp liên quan đến chính sách kinh sẽ diễn ra vào hôm thứ Năm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Chủ tịch Ngân hàng Christine Lagarde cho biết, phần lớn lạm phát gắn liền với các yếu tố tạm thời và cuối cùng sẽ giảm dần.

Bà Lagarde cho rằng "rất khó có khả năng" ngân hàng sẽ tăng lãi suất trong năm nay, một liều “thuốc giải độc” điển hình mà các ngân hàng trung ương sử dụng để chống lại lạm phát quá mức.

Andrew Kenningham, trưởng nhóm kinh tế châu Âu tại Capital, cho biết ngân hàng có thể giảm mức nhỏ mặc dù trước đó họ không hề muốn, nhưng sẽ bám sát lộ trình của mình dựa trên kế hoạch loại bỏ đợt đợt kích thích kinh tế do đại dịch vào cuối năm 2022.

“Điều đó sẽ chuẩn bị cơ sở cho việc ngân hàng tăng lãi suất, với lần tăng đầu tiên vào đầu năm 2023, mặc dù mức tăng vào cuối năm nay chắc chắn có thể xảy ra”, nhà kinh tế học Kenningham nói thêm.

Lập trường của Ngân hàng Trung ương Châu Âu trái ngược hẳn với lập trường của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Cơ quan này đã báo hiệu rằng họ có thể bắt đầu một loạt các đợt tăng lãi suất sớm nhất là vào tháng Ba. Lạm phát tiêu dùng của Hoa Kỳ đạt 7% vào tháng 12, mức cao nhất trong 40 năm.

Các nhà phân tích nói rằng, các thị trường sẽ theo dõi để xem liệu có bất kỳ sự thay đổi nào trong triển vọng của Ngân hàng Trung ương Châu Âu hay không. Ngân hàng này cho rằng lạm phát sẽ giảm mạnh trong năm nay và xuống 1,8% vào năm 2023 và 2024.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương