Trào lưu làm áo khoác thân thiện môi trường của các thương hiệu thời trang lớn

Khi vải sợi polyester, lông động vật bị các nhà động vật học, đạo đức học phản đối, các thương hiệu thời trang bắt đầu chú trọng hơn vấn đề môi trường.

Hiện nay, những chiếc áo khoác độn lông, áo phao đang tràn ngập thị trường, từ cao cấp đến bình dân. Được thiết kế như một cách chống lạnh hiệu quả, giúp người mặc như khoác một tấm chăn ấm cả ngày, những chiếc áo này hiện đang phải đối mặt với sự phản đối đến từ các nhà hoạt động môi trường, các tổ chức vì động vật. Có rất nhiều sản phẩm được làm ra từ các sợi vải có nguồn gốc từ dầu và nhồi bởi lông vịt hay lông ngỗng từ những cơ sở không rõ nguồn gốc.

Những chiếc áo khoác thương hiệu Pangaia được làm từ cánh hoa khô và các polyme sinh học.
Những chiếc áo khoác thương hiệu Pangaia được làm từ cánh hoa khô và các polyme sinh học.

Giờ đây, một lựa chọn được thay thế là các sợi polyester có thể tái chế. Hãng thời trang New York có tên Colovos đã tạo ra một chiếc áo khoác từ lông loài cừu merio chống nước, trong khi hàng Gap thì sử dụng từ những chiếc chai nhựa đã qua sử dụng. Hãng Moncler tuần trước vừa cho ra mắt chiếc áo phao làm từ sợi vải thực vật, còn hãng Pangai cho ra chiếc áo từ những cánh hoa khô và các polyme sinh học.

Theo Alice Wilby, một nhà cố vấn thời trang, khách hàng hiện vẫn chưa ý thức được mức độ dã man khi tiến hành lấy lông từ ngỗng để làm nên những chiếc áo khoác phao ấm áp mùa đông.

“Hiện nay, áp lực từ các nhóm bảo vệ động vật đã buộc ngành công nghiệp thời trang phải kiểm tra các trang trại và nhà máy. Tuy nhiên, với xu hướng thời trang hiện nay, các chuỗi cung cấp có thể bị quá tải. Hầu hết 80% nên công nghiệp lông xuất phát từ Trung Quốc, nơi nổi tiếng về bóc lột động vật”, bà cho biết.

Các hãng thời trang như North Face và Patagonia nghiêm cấm ép nhồi béo và nhổ lông sống trên các loài chim. Dòng sản phẩm Re:Down, tái sử dụng lông được dùng bởi Everlane và Arket khi những chiếc lông ở đây được lấy lại từ những sản phẩm cũ của khách.

Wilby cho biết người mua dường như cũng đánh giá thấp mức độ thương tổn của môi trường gây ra bởi những chiếc áo khoác polyester này. Chẳng hạn, khi giặt một chiếc áo, những vi hạt sẽ bị phá vỡ và đào thải ra đại dương, gây hại cho các sinh vật nơi đây. “Những vật liệu tổng hợp sẽ trở thành vấn đề lớn của môi trường khi phải mất hàng trăm năm để có thể chuyển hóa”, cô cho biết.

Cho dù các sợi polyester tái chế được khuyến khích nhưng những vi hạt vẫn sẽ thải ra ngoài môi trường. Vì thế, Wilby khuyên người dùng nên hạn chế giặt những chiếc áo khoác của mình, hoặc sử dụng túi giặt để lưu giữ các vi hạt này.

TM (theo theguardian)

3 quán cà phê tái chế độc đáo ở Hà Nội

3 quán cà phê tái chế độc đáo ở Hà Nội

Từ những đồ vật cũ hỏng, tưởng phải bỏ đi, chủ nhân của 3 quán cà phê tái chế đã biến chúng trở thành món đồ trang trí vô cùng độc đáo.